Ngành đào tạo đại học Phát triển Nông thôn: Đào tạo cán bộ liên ngành Kinh tế học – Xã hội học phát triển

Tuyển sinh đại học chính quy 2013, trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế

Chuyên Ngành: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Ngành: Phát triển Nông thôn; Mã ngành:52620116
Khối tuyển sinh: A, C, D1,2,3,4.
Chỉ tiêu tuyển sinh: 50

Kiến thức và kỹ năng của sinh viên sau khi ra trường

Ngành phát triển nông thôn đào tạo cán bộ có kiến thức cơ bản vững vàng, có kiến thức chuyên môn và kỹ năng tổ chức và phát triển nông thôn, có khả năng làm việc trong các đơn vị, tổ chức Nhà nước và tư nhân, các tổ chức đoàn thể – xã hội và tổ chức phi chính phủ liên quan đến phát triển nông thôn. Chương trình đào tạo Phát triển nông thôn sẽ trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ sở ngành về xã hội học nông thôn, phát triển nông thôn, phát triển cộng đồng, nghiên cứu phát triển nông thôn, giới và phát triển, phát triển bền vững, các học phần liên quan đến kinh tế nông nghiệp, môi trường và nông thôn. Ngoài ra, chương trình còn đào tạo còn trang bị những kiến thức liên quan đến xây dựng và quản lý dự án, quản lý và hoạch toán sản xuất kinh doanh trong các trang trại, các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp, …

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo về Phát triển nông thôn, sinh viên sẽ có được nhiều kỹ năng nghề nghiệp quan trọng như: Có khả năng thực hiện nhiệm vụ tư vấn phát triển; Có khả năng xây dựng và đề xuất dự án phát triển; Có thể thực hiện khảo sát đánh giá nông thôn cho các mục đích khác nhau; Có khả năng thực hiện đánh giá kết thúc dự án; Có kỷ năng quản lý dự án; Có thể xây dựng và đăng ký đề tài nghiên cứu liên ngành; Có khả năng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho công ty, trang trại; Có thể lập kế hoạch nghiên cứu thị trường và đánh giá hiệu quả chuỗi nông sản phẩm; Có thể thực hiện phân tích và đánh giá sinh kế cộng đồng; Có thể thực hiện phân tích và nghiên cứu về giới; Có thể phân tích hạch toán tài chính của doanh nghiệp, trang trại và hộ sản xuất; Có thể thực hiện phân tích hạch toán kinh tế của hoạt động; Có thể phân tích và đưa ra khuyến nghị chính sách cho nông nghiệp và nông thôn; Có thể phân tích và đưa ra khuyến nghị chính sách cho quản lý tài nguyên và môi trường.

Cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi ra trường

Sau thời gian 4 năm, với một khối lượng kiến thức cơ bản, cơ sở liên ngành, chuyên ngành theo định hướng đa chuyên môn, liên thông sẽ giúp sinh viên ra trường có nhiều cơ hội làm việc ở các cơ quan phát triển, các cơ sở đào tạo và viện nghiên cứu, đặc biệt là các cơ quan đơn vị đòi hỏi cán bộ có kiến thức và kỷ năng tổng hợp-đa ngành, như: Các cơ quan quản lý nhà nước với vị trí công tác đòi hỏi cán bộ có kiến thức tổng hợp như xây dựng quy hoạch, lập kế hoạch, theo dỏi và tổng hợp tình hình, các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện, xã về phát triển nông thôn như: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở kế hoạch đầu tư, Chi cục phát triển nông thôn, Chi cục HTX, ngành nghề, Phòng NN& PTNT huyện, và UBND các cấp; Các đơn vị tư vấn kỷ thuật, công ty dịch vụ phát triển, cơ sở đào tạo, nghiên cứu về phát triển nông thôn, các chương trình, dự án tổng hợp về phát triển kinh tế xã hội; Các tổ chức quốc tế, các tổ chức Phi chính phủ trong và ngoài nước đầu tư hỗ trợ cho Việt Nam liên quan đến phát triển nông thôn.

Cơ hội du học

Ngành PTNT tạo cơ hội để bạn định hướng phát triển sự nghiệp cho bản thân theo học Thạc sĩ, Tiến sĩ và nhiều điều kiện để du học cao học và nghiên cứu sinh tại chương trình đào tạo thạc sỹ Phát triển nông thôn tại Trường đại học Nông lâm Huế và các cơ sở đào tạo tại Úc, Hungary, Thụy Điển, Nhật Bản, Thái Lan, Philipine… Có nhiều nguồn học bổng của các tổ chức quốc tế và các nước phát triển dành cho ngành PTNT. Phần lớn học bổng đều ưu tiên cho ứng viên có nguyện vọng theo học các ngành trong lĩnh vực: Xã hội học phát triển, Phát triển cộng đồng, Phát triển nông thôn, Giới và phát triển; Kinh doanh nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Quản lý tài nguyên thiên nhiên; Phát triển bền vững; Quản lý dự án phát triển; Phát triển xã hội…
Đội ngũ và điều kiện đào tạo

Chương trình đào tạo Phát triển thôn thôn Quản lý dự án do Khoa Khuyến nông và Phát triển Nông thôn, trường Đại học Nông lâm phụ trách, Khoa có 33 giáo viên cơ hữu được đào tạo cơ bản, có kiến thức đa ngành. Trong đó có 6 tiến sỹ, 2 Phó Giáo sư, trên 70% giáo viên có trình độ sau đại học, được đào tạo ở nước ngoài như Nhật Bản, Đức, Pháp, Úc, Thụy Điển, Philipine, Mỹ, Thái Lan …có năng lực chuyên môn cao, khả năng ngoại ngữ tốt có thể cập nhật kiến thức quốc tế vào chương trình đào tạo. Các giáo viên có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong xây dựng, đánh giá dự án, tìm kiếm tài trợ, quản lý và tổ chức thực hiện các dựa án về phát triển nông nghiệp, nông thôn; thường xuyên làm việc với chuyên gia, tổ chức nước ngoài. Một số giáo viên là tư vấn cao cấp cho các do các tổ chức nước ngoài tài trợ. Khoa có khả năng cung cấp các dịch vụ và tư vấn trong lĩnh vực khuyến nông, phát triển nông nghiệp, nông thôn

Nội dung chi tiết chương trình đào tạo Phát triển Nông thôn

TT Mã học phần Tên học phần Số TC
A KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG 49
I Lý luận chính trị 10
CTR1016 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1 2
CTR1017 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2 3
CTR1022 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2
CTR1033 Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam 3
II Giáo dục thể chất
III Giáo dục quốc phòng
IV Ngoại ngữ, Tin học, Khoa học tự nhiên, Công nghệ và MT 33
ANH1013 Ngoại ngữ không chuyên 1 3
ANH1022 Ngoại ngữ không chuyên 2 2
ANH1032 Ngoại ngữ không chuyên 3 2
CBAN11404 Toán cao cấp C 4
CBAN11703 Xác suất – Thống kê 3
CBAN10304 Hóa học 4
CBAN10603 Hóa phân tích 3
CBAN11503 Vật lý đại cương 3
CBAN11002 Tin học đại cương 2
CBAN10702 Sinh học đại cương 2
NHOC15302 Sinh thái và môi trường 2
LNGH10503 Biến đổi khí hậu đại cương 3
V Khoa học xã hội và nhân văn 6
LUA1022 Nhà nước và pháp luật 2
KNPT13502 Tâm lý học đại cương 2
KNPT14602 Xã hội học đại cương 2
B KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP 77
I Kiến thức cơ sở ngành 19
KNPT20602 Hệ thống nông nghiệp 2
KNPT24702 Xã hội học nông thôn 2
KNPT22502 Phát triển cộng đồng 2
KNPT20402 Đánh giá nông thôn 2
KNPT21003 Kinh tế học đại cương 3
KNPT21302 Kinh tế nông thôn 2
KNPT22602 Phát triển nông thôn 2
KNPT23802 Thống kê kinh tế – xã hội 2
KNPT22402 Phát triển bền vững 2
II Kiến thức ngành 36
Bắt buộc 30
KNPT22202 Phân tích sinh kế 2
KNPT20502 Giới và phát triển 2
KNPT23402 Tài chính vi mô 2
KNPT20202 Chính sách phát triển nông thôn 2
KNPT20103 Chiến lược và kế hoạch phát triển 3
TNMT23502 Quy hoạch phát triển nông thôn 2
KNPT20302 Công tác xã hội trong phát triển nông thôn 2
KNPT23103 Quản lý dự án phát triển 3
KNPT20902 Kinh doanh nông nghiệp và dịch vụ nông thôn 2
KNPT23202 Quản lý nông trại 2
LNGH21903 Giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu 3
KNPT22902 Phương pháp khuyến nông 2
KNPT21803 Nghiên cứu phát triển nông thôn 3
Tự chọn (6/20) 6
KNPT23302 Quản lý tài nguyên môi trường nông thôn 2
CKCN26702 Quản lý chất lượng nông sản, thực phẩm 2
KNPT21202 Kinh tế nông nghiệp 2
KNPT24402 Tổ chức và thể chế cộng đồng 2
KNPT21702 Lập kế hoạch khuyến nông 2
KNPT24302 Tổ chức công tác khuyến nông 2
KNPT22902 Phương pháp khuyến nông 2
KNPT21502 Kinh tế tài nguyên và môi trường 2
KNPT22102 Phân tích chuổi giá trị nông sản 2
NHOC26302 Thực hành nông nghiệp tốt và nông nghiệp an toàn 2
III Kiến thức bổ trợ 6
KNPT24502 Truyền thông phát triển 2
KNPT21602 Kỹ năng mềm 2
KNPT23002 Phương pháp tiếp cận khoa học 2
IV Thực tập nghề nghiệp 6
KNPT24202 Tiếp cận nghề PTNT 2
KNPT23702 Thao tác nghề PTNT 2
KNPT24002 Thực tế nghề PTNT 2
V Khóa luận tốt nghiệp 10
KNPT20810 Khóa luận tốt nghiệp PTNT 10
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA 126