Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc cho biết nạn phá rừng đã giảm hơn thập kỷ qua trên phương diện nhìn chung trên toàn thế giới nhưng nó vẫn còn đang diễn biến với mức độ cao tại nhiều quốc gia.
Nguyên nhân của việc phá rừng là chặt phá ở những cánh rừng nhiệt đới để lấy đất để sản xuất nông nghiệp. Trong 10 năm trở lại đây, tổng diện tích rừng trên thế giới hơn 4 tỉ ha, trong đó mỗi năm có khoảng 13 triệu ha rừng bị đốn hoặc bị mất do thiên tai gây ra. Điều này so sánh với khoảng 16 triệu ha mỗi năm trong giai đoạn 1990.
Nghiên cứu của FAO ở 233 quốc gia và vùng lãnh cho biết, một số nước như, Brazil và Indonesia đã giảm tỷ lệ phá rừng. Đây là những nước có tỷ lệ phá rừng cao nhất trong thập kỷ 1990. Ngoài ra, nghiên cứu cũng lưu ý đến chương trình trồng cây của nhiều nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và Hoa Kỳ. Các chương trình này, song song với việc mở rộng diện tích rừng tự nhiên ở nơi đã có rừng thì nhiều nơi khác đã trồng mới thêm hơn 7 triệu hectare mỗi năm.
Nam Mỹ và châu Phi thuộc nhóm quốc gia mất rừng cao nhất trong mười năm qua. Nam Mỹ mất bốn triệu ha. Châu Phi bị mất gần 3,5 triệu ha. Tuy nhiên, châu Á cũng đã mất hơn hai triệu ha mỗi năm trong thập kỷ qua. Tại Bắc Mỹ và Trung Mỹ, diện tích rừng không có sự biến đổi đáng kể trong khi diện tích rừng tiếp tục mở rộng với một tốc độ chậm hơn so với thập kỷ trước ở Âu châu.
Trong bài trả lời phỏng vấn của Eduardo Rojas, trợ lý tổng giám đốc Cục Lâm nghiệp (FAO) với VOA, tỷ lệ phá rừng đã giảm trên toàn thế giới. Đây là kết quả của những nỗ lực thực hiện tại địa phương và quốc tế. Ông Rojas cho biết hệ thống chính sách và luật quản lý bảo vệ tài nguyên rừng ở hầu hết các quốc gia đã được cải thiện đáng kể. Các cộng đồng cư dân địa phương và người dân tộc bản địa đã được công nhận quyền sử dụng tài nguyên rừng kết hợp với công tác bảo vệ đan dạng sinh học. Đây chính là một thông điệp quan trong đón chào năm 2010 – Năm Quốc tế về Đa dạng sinh học.
Tuy nhiên, Ông Rojas cho biết tỷ lệ phá rừng vẫn còn rất cao trong nhiều khu vực, nhiều quốc gia cần phải tăng cường nỗ lực để bảo vệ và quản lý rừng tốt hơn .