Ngày 04 tháng 11 năm 2007, Khoa Thuỷ sản trường Đại học Nông Lâm tổ chức Tổng kết năm học 2006 – 2007.
BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC 2006 – 2007
Kính thưa Quý vị đại biểu!
Kính thưa Quý thầy cô giáo cùng toàn thể các em sinh viên thân mến!
Năm học 2006-2007 là năm thứ hai Trường Đại học Nông lâm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Trường và Đại hội Công đoàn Trường lần thứ VIII, là năm toàn trường ra sức tập trung phấn đấu lập thành tích chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày thành lập trường. Thực hiện tốt và phát huy thế mạnh về Nông -Lâm-Ngư nghiệp, cán bộ và sinh viên Trường Đại học Nông lâm nói chung và Khoa Thủy sản nói riêng đã và đang nổ lực cùng nhau thi đua dạy tốt, học tốt, phấn đấu khắc phục mọi khó khăn để đạt được nhiều kết quả tốt nhất trong học tập và rèn luyện.
Năm học qua dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Huế, có sự giám sát của phòng GV& CTSV, sự lãnh đạo trực tiếp của Chi bộ Đảng và Ban Chủ nhiệm Khoa Thủy sản, sự phối hợp hành động của CĐ khoa Thủy sản, LCĐ, Chi đoàn cán bộ giáo viên, các giáo viên chủ nhiệm và tập thể cán bộ giảng dạy toàn khoa, sinh viên khoa Thủy sản đã đạt được các thành tích đáng trân trọng trong năm học 2006-2007.
Hôm nay được sự cho phép của lãnh đạo nhà Trường, Khoa Thủy sản tiến hành lễ tổng kết năm học 2006-2007. Thay mặt BCN Khoa, tôi xin trình bày báo cáo tổng kết năm học 2006- 2007 và phương hướng hoạt động năm học 2007-2008 với các nội dung sau:
Phần I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA KHOA
TRONG NĂM HỌC 2006- 2007
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NĂM HỌC 2006- 2007
Năm học 2006-2007 được diễn ra trong tình hình đổi mới phương pháp dạy và học của các trường đại học trong cả nước. Học tốt và rèn luyện tốt là nhiệm vụ chính của mối sinh viên. Sự thay đổi về hình thức đào tạo và nhu cầu sử dụng cán bộ KHKT nói chung và cán bộ kỹ thuật ngành Thủy sản nói riêng đã tác động mạnh mẽ đến giảng dạy và học tập của cán bộ và sinh viên khoa Thủy sản.
Xu hướng và cơ hội cho các hoạt động đào tạo, học tập các chuyên ngành thủy sản ngày càng tăng, nhà trường đã có quan tâm đúng mức cho ngành Thủy sản được phát triển theo yêu cầu của thực tiễn xã hội.
Nhìn chung về các thuận lợi và khó khăn trong năm học 2006-2007:
1. Thuận lợi:
– Có sự hổ trợ về mọi mặt của lãnh đạo trường và đặc biệt sự quan tâm của các phòng ban chức năng và các tổ chức chính trị xã hội trong nhà trường.
– Có sự lãnh đạo thống nhất từ Chi bộ, Ban chủ nhiệm khoa và các Bộ môn, với sự nhất trí cao và đoàn kết của toàn thể cán bộ công chức trong năm học qua.
– Khoa đã chủ động xây dựng kế hoạch và chương trình đào tạo cho các ngành học, bám sát với thực tiễn sản xuất và nhu cầu xã hội. Từ đó, phát huy được mọi khả năng, vật lực của ngành thuỷ sản
– Đội ngũ giáo viên tuy còn trẻ nhưng rất nhiệt tình, năng nổ, luôn gần gủi, sâu sát với sinh viên, kịp thời chỉ đạo các phong trào học tập rèn luyện và phong trào thi đua.
– Qui mô đào tạo ngày càng tăng, chất lượng đầu vào của sinh viên ngày càng tốt hơn, nội dung đào tạo ngày càng hoàn chỉnh, cơ sở vật chất được tăng cường, các hoạt động của khoa dần đi vào nề nếp, không khí chính trị ngày càng lành mạnh.
– Việc đánh giá và tiếp nhận sinh viên khóa 41 tựu trường với số lượng hơn 227 sinh viên đã tăng thêm nguồn lực và cơ hội đóng góp cho khoa. Nhiều sinh viên khóa 41 có chất lương đầu vào cao đã là yếu tố thuận lợi nhất cho học tập và rèn luyện, cũng như công tác đào tạo ở khoa.
– Cơ bản sinh viên có tinh thần học tập tốt và tính sáng tạo cao.
– Các cơ sở thực hành, thực tập dần dần được xây dựng và đáp ứng với mục tiêu rèn nghề, thực hành chủ động của giáo viên và sinh viên. – Các thiết bị nghiên cứu chuyên sâu, trạm trại đang dần xây dựng và hoàn thiện để đưa vào sử dụng góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khóa học của sinh viên.
2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi, toàn khoa gặp không ít những khó khăn và thách thức:
– Đội ngũ cán cán bộ giảng dạy còn trẻ thiếu kinh nghiệm nghề nghiệp, số lượng còn thiếu, nhiều môn học chưa có người đảm nhiệm chính.
– Kinh phí rất co hẹp khó cho việc bố trí thực hành, thực tập. Đặc biệt là hoàn thiện 30% thời lượng thực hành thực tập theo kế hoạch và chương trình giảng dạy.
– Tình hình thực tế có nhiều khó khăn trong sản xuất và nuôi trồng, địa bàn đang gặp nhiều khó khăn trong qui hoạch và bảo vệ vùng nuôi đã ảnh hưởng không ít đến hoạt động đào tạo và nghiên cứu của khoa.
– Là một khóa mới nên các liên kết nghiên cứu và đạo tạo còn rất hạn chế so với các khoa truyền thống. Cần có sự hổ trợ tích cực của các ban ngành trong toàn trường, đặc biệt Ban giám hiệu để khoa có nhiều nghiên cứu hơn nữa.
– Sinh viên hầu hết là con em nông dân và ở những vùng khó khăn, có hoàn cảnh gia đình nghèo, cũng tác động không nhỏ đến chất lượng học tập
– Các tệ nạn xã hội đang hàng ngày rình rập và tác động mạnh mẽ đến sinh viên nói chung
II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NĂM HỌC 2006-2007.
Trong năm học 2006-2007 mặc dù còn nhiều khó khăn và thách thức lớn nhưng thầy và trò khoa Thủy sản đã gặt hái được thành tích đáng trân trọng.
1. Công tác giáo dục tư tưởng chính trị
– Sinh viên chấp hành tốt chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước
– Phần lớn sinh viên chấp hành tốt nội quy, quy chế của Trường phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu, có tinh thần học tập tốt, luôn nổ lực hết mình để đáp ứng nhu cầu đổi mới về phương pháp dạy học nhằm hoàn thành nhiêm vụ của bản thân, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ đào tạo của nhà trường.
– Các Đoàn viên LCĐ có bản lĩnh chính trị vững vàng, tư tưởng lành mạnh, ý thức xây dựng bảo vệ tổ quốc, có tinh thần đoàn kết quyết tâm xây dựng khoa, trường ngày càng vững mạnh.
2. Kết quả học tập và rèn luyện:
Năm học 2007-2008 toàn khoa Thủy sản có có 07 lớp với tổng số 307 sinh viên ở cáo khóa TS37, 38, 39,40.
2.1. Kết quả học tập lớp cuối khóa: Lớp TS37, tổng số sinh viên: 60
– Được xét tốt nghiệp và ra trường: 57 (95%)
Trong đó: – Sinh viên tốt nghiệp loại giỏi: 09 (15,79%)
– Sinh viên tốt nghiệp loại Khá: 41 (71,93%)
– Sinh viên tốt nghiệp loại giỏi: 07 (12,28%)
– Đã có 02 sinh viên trúng tuyển trong kỳ thi tuyển giảng viên của Trường Đại học Nông lâm Huế vào tháng 9/2007 và hiện đang tập sự giảng dạy tại khoa. Phần lớn sinh viên tốt nghiệp ra trường đã có việc làm.
2.2. Kết quả học tập và rèn luyện các lớp từ năm 1-3
– Nhìn chung, sinh viên khoa Thủy sản đạt kết quả học tập có phần vượt trội song vẫn còn tồn tại một số sinh viên yếu kém
TT |
Lớp |
SL |
XS |
Giỏi |
Khá |
TBKhá |
TB |
Yếu |
Kém |
Tập Thể |
1 |
NTTS-38A |
37 |
|
23 (62.16%) |
14 (37.84%) |
– |
– |
|
|
TT |
2 |
NTTS-38B |
37 |
|
22 (59.46%) |
9 (24.32%) |
6 (16.22%) |
– |
|
|
|
3 |
NTTS-39A |
43 |
|
1 (2.23%) |
10 (23.23%) |
26 (60.47%) |
4 (9.3%) |
|
2 (4.67%) |
|
4 |
NTTS-39B |
41 |
|
3 (7.3%) |
14 (34.1%) |
18 (43.9%) |
5 (12.20%) |
1 (2.44%) |
|
TT |
5 |
NTTS- 40 |
49 |
|
1 (2.04%) |
17 (34.69%) |
25 (51.02%) |
6 (12.24%) |
|
|
TT |
6 |
Ngư Y- 40 |
40 |
|
2 (5%) |
14 (35%) |
22 (55%) |
2 (5%) |
|
|
TT |
7 |
NTTS 41 |
127 |
|
Sinh viên mới nhập học năm thứ nhất |
|
|||||
8
|
Ngư Y |
101 |
|
|
||||||
|
Tổng chung |
475 |
|
52 (21.05%) |
78 (31.58%) |
97 (39.27%) |
17 (6.88%) |
1 (0.40%) |
2 (0.80%) |
|
3. Nghiên cứu khoa học
– Sinh viên khoa Thủy sản đã nhận thức nghiên cứu khoa học rõ là một trong những việc chính của sinh viên, giúp sinh viên làm quen với nhiều phương pháp nghiên cứu, là cơ sở để tiến hành đề tài tốt nghiệp cuối khóa và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
– Các đề tài NCKH của sinh viên đã thiết thực phục vụ cho học tập và nâng cao trình độ thực tiễn, thu hút tuổi trẻ say mê với NCKH, bám sản xuất và bám cơ sở, sinh viên yêu nghề hơn, thiết thực hơn.
– Năm học 2006-2007 có 12 nhóm sinh viên NCKH, các đề tài đều có ý nghĩa KH và thực tiễn, thực hiện và nghiệm thu đúng tiến độ góp phần nâng cao nghiên cứu trong sinh viên. Có 02 đề tài được chọn tham dự Hội nghị KH trẻ khối Nông -Lâm -Ngư toàn quốc 2007 tại Huế và có giải thưởng cao (01 giải nhì và 01 giải 3)
4. Phong trào thi đua và rèn luyện
Nhìn chung hầu hết sinh viên đã tham gia tích cực trong các hoạt động phong trào do Khoa và trường tổ chức . Các phong trào văn thể, tình nguyện hè, tiếp sức mùa thi….
– Tổ chức các hoạt động phong trào giao lưu văn nghệ và đạt giải 3 văn nghệ do Trường tổ chức chào mứng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/2007.
– Tổ chức thành công giải bóng đá của Khoa và đạt giải bốn bóng đá nữ và giải ba nam do Đoàn trường tổ chức.
– Tổ chức thành công các buổi sinh hoạt học thuật về phương pháp học đại học, phương pháp xử lý số liệu trong nghiên cứu cho sinh viên khóa 40.
Phần II. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA SINH VIÊN
KHOA THỦY SẢN NĂM 2007-2008
Căn cứ kết quả đạt được trong năm học 2006-2007 và hưởng ứng tinh thần thi đua "Học tập tốt, rèn luyện tốt", hướng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày TL Đoàn TNCS.HCM….Để phong tào học tập rèn luyện trong năm học mới đạt kết quả cao hơn, Thầy và trò khoa Thủy sản có hướng hoạt động:
1. Công tác giáo dục tư tưởng:
Nâng cao nhận thức, tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước, thực hiện phong trào "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong học tập" của Bộ Giáo dục đào tạo phát động. Đặc biệt tổ chức sâu rộng học tập và rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại, toàn thể tuổi trẻ khoa Thủy sản học tập và làm theo lời Bác.
2. Học tập
– Phát huy tinh thần tự học, tự rèn luyện, đổi mới phương pháp học tập phấn đấu giảm số sinh viên yếu kém, sinh viên phải ngừng học, thôi học. Tăng tỷ lệ sinh viên khá, giỏi, xuất sắc ở các lớp TS39, từ 40,41 lên 50%.
– Sinh viên lớp NTTS37 đã hoàn thành tốt đợt thực tập cuối khóa, thi và bảo vệ khóa luận tốt nghiệp đúng kế hoạch nhà trường và đạt kết quả cao, 98% sinh viên được công nhận tốt nghiệp đợt 1 và chỉ có 3% sinh viên đang được xem xét đợt 2.
– Sinh viên NTTS38 hoàn thành tốt thực tập rèn nghề năm học 2006-2007. Kết quả thi rèn nghề và thực tập đạt chất lượng cao 99 % sinh viên đạt loại khá trở lên, chỉ có 01 sinh viên vi phạm nội quy và bị kỹ luật buộc thôi học.
– Liên chi đoàn, Chi đoàn CBGV tổ chức các buổi sinh hoạt học thuật về phương pháp học ở bậc đại học và hướng nghiệp cho sinh viên khóa 41 giúp các em có phương pháp học tốt ngay từ đầu.
4. Nghiên cứu khoa học
Đẩy mạnh phong trào nghiên cứu trong toàn sinh viên, ngoài các đề tài NCKH sinh viên từ nguồn kinh phí nhà trường, khuyến khích sinh viên tích cực tham gia nghiên cứu từ các nguồn kinh phí khác để tăng số lượng sinh viên tham gia, góp phần rèn luyện phương pháp, bổ sung kiến thức KH. Toàn khoa có 22 nhóm sinh viên được duyệt đề cương đăng ký nghiên cứu khoa học trong năm học mới 2007-2008. Cùn với sự hướng dẫn và hỗ trợ của nhiều thầy cô giáo có các đề tài nghiên cứu, sinh viên đang rất tích cực tham gia các nghiên cứu tốt, đáng hoan nghênh nhóm sinh viên 38 & 39 tham gia sản xuất chế phẩm Bocashi thảo dược góp phần phòng trừ dịch bệnh tốt cho các hộ nuôi tôm.
Với sự giúp đỡ về mọi mặt của Đảng ủy Trường, BGH nhà Trường và các phòng Ban, cùng với sự động viên tích cực của các khoa bạn và sự nổ lực của Thầy và trò khoa Thủy sản, chúng tôi tin rằng năm học 2007-2008 đạt nhiều thành tích rực rỡ hơn!
Kính thưa quý vị đại biều, thưa toàn thể các em sinh viên
Trên đây là bảng báo báo cáo tổng kết năm học 2006-2007 và phương hướng hoạt động năm học 2007-2008 của khoa Thủy sản. Chúng tôi rất mong sự quan tâm đóng góp ý kiến của quý vị đại biều, quý Thầy cô giáo và các em sinh viên để phong trào học tập và rèn kuyện khoa thủy sản ngày càng tốt hơn.
Kính chúc quý vị đại biều sức khỏe, chúc quý thầy cô và các em sinh viên sức khỏe và thành công tốt đẹp trong năm học 2007-2008.
Xin trân trọng cảm ơn!