Hội nghị môi trường thế giới, giật mình nhìn Việt Nam

(Dân trí) – Những hình ảnh về Việt Nam – đang chịu ảnh hưởng rất nặng nề bởi sự biến đổi về khí hậu – được gửi tới Hội nghị LHQ về biến đổi khí hậu ở Copenhagen, sẽ khiến thế giới không khỏi giật mình.

Hội nghị LHQ về biến đổi khí hậu (COP15) diễn ra từ ngày 7-18/12 tại Copenhagen (Đan Mạch) nhằm tìm ra tiếng nói chung giữa các nước để cùng hành động nhằm đối phó với biến đổi khí hậu – thảm họa đang đe dọa tương lai của Trái đất. Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) nhận định: Nhiệt độ Trái đất đã tăng thêm 0,74 độ C và sẽ tiếp tục cao hơn trong thời gian tới. Nguyên nhân chính là do hoạt động thải khí nhà kính của con người trong sản xuất năng lượng, phá rừng…  

 Viễn cảnh tương lai về những cuộc chiến tranh, xung đột tranh giành tài nguyên ngày càng dễ dàng xảy ra. Ngay cả những cuộc xung đột sắc tộc hay văn hóa đều có thể bắt nguồn từ một nguyên nhân sâu xa về tài nguyên nước, dầu mỏ… những "gia sản" vốn chỉ hữu hạn.  

Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài tới 3.500km và cuộc sống người dân gắn liền với nông nghiệp, ngư nghiệp, du lịch biển. Và thật đáng ngại, Việt Nam luôn nằm trong nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của sự biến đổi khí hậu…  

Xem những hình ảnh dưới đây để thấy những gì Việt Nam đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu:   
Nhà thờ tại Xương Điền (Nam Định) đã bị nước biển nuốt trọn, nằm cách xa đê chắn sóng mới xây (ảnh Hữu Nghị).
 

Những cơn bão đổ vào dải đất hình chữ S tần suất ngày càng cao và mạnh mẽ khôn cùng.
  

 
Những cơn lũ hàng năm gây tổn thất cả trăm triệu USD cho nền kinh tế của Việt Nam.  
Biến đổi khí hậu khiến nền nông nghiệp Việt Nam, vốn luôn đứng đầu trên thế giới, cũng bị ảnh hưởng nặng nề.  

Nền sản xuất lạc hậu cũng góp phần hủy hoại môi trường.  
Lối sống du canh du cư, tàn phá thiên nhiên vẫn còn tồn tại  
Sông Hồng đang trải qua mức cạn lịch sử nhất trong vòng 107 năm qua.  
Những hàng phi lao ngăn sa mạc hóa chết khô dễ dàng được nhìn thấy khắp dải bờ biển hơn 3.000 km  
Khai thác khoáng sản thô như titan, vàng… kiểu tận thu không thể phục hồi, dẫn đến tình trạng sa mạc hóa mạnh mẽ  
Lũ gỗ tại Quảng Nam trong mấy cơn bão vừa qua bộc lộ một thực tế vô cùng lo ngại về nạn phá rừng đầu nguồn  
Đầm nuôi hải sản cạn trơ đáy, những hình ảnh không còn lạ tại các cửa biển.  
 "Cơ bản là đồi núi trọc" tại Chiềng Sơ, Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên.  
Người Mông, những người vốn sống cao nhất trong cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam  cũng đã biết đến lũ lụt.