Nóng lên toàn cầu đang đe dọa đến sản xuất lương thực thế giới và đẩy giá cả tăng khoảng 20% trong thập niên gần đây.
Giảm năng suất cây trồng trên thế giới không phải là do lượng mưa thay đổi mà do nhiệt độ tăng cao, ngăn cản sự thụ phấn của cây và hiện tượng quang hợp xảy ra chậm hơn.
Ông Lester Brown – Viện trưởng Viện chính sách Trái đất của Washington DC cho biết, Nông nghiệp đã trải qua quá trình phát triển hơn 11000 năm qua và tồn tại đến ngày hôm nay là do khí hậu ổn định, nhưng hệ thống khí hậu hiện nay không còn như trước nữa. Sự thích nghi khí hậu thật khó vì kiến thức của chúng ta về tương lai không đủ lớn để điều khiển các khoản đầu tư mới, vì vậy chúng ta chỉ tiếp tục hứng chịu và hi vọng điều gì tốt đẹp nhất.
Source: Internet
Theo các nhà khoa học, làm thế nào để nông nghiệp thích nghi với khí hậu ấm hơn, trong khi dân số thế giới tăng sẽ kết hợp với việc gia tăng sản xuất lương thực. Ông Wolfram Schlenker đến từ Đại học Columbia – New York cho hay, thật cần thiết nếu chúng ta tiếp tục phát triển nhiều loại giống cây trồng khác nhau; nhiệt độ thay đổi thì giá lương thực cũng sẽ biến đổi theo chiều hướng nhanh hơn. Đây là một câu hỏi lớn đang được đặt ra. Bên cạnh đó, giá thực phẩm hiện nay đã chạm mốc kỷ lục mới vào năm nay. Hiện tượng này đang bùng nổ tại khu vực Trung Đông và Châu Phi. Tuy nhiên, tăng cường lượng thức ăn đầy đủ cho con người thực sự quan trọng. Chúng ta có đủ thành phần cho bữa ăn, nhưng vấn đề là nguồn thức ăn không đủ cung ứng.
Nhiều nghiên cứu cho thấy dấu vết của biến đổi khí hậu được tách ra do thời tiết tự nhiên thay đổi và các nhân tố ảnh hưởng khác, chứng tỏ rằng ảnh hưởng của sự nóng lên tác động đến toàn cầu. Bằng chứng về sự thay đổi lớn này trong việc sản xuất lúa mì và ngô, theo GS. Tim Wheeler của Viện Nghiên cứu Hệ thống khí hậu ở Anh cho biết. Ông cho rằng, trong thời điểm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, con người không những phải chịu áp lực về giá cả lương thực mà còn chịu khí hậu khắc nghiệt, điển hình như ở Nga đã chịu đợt nóng lan rộng trong năm 2010 vừa qua.
Trong tạp chí Science, nghiên cứu đã được chứng minh cho nhiệt độ gia tăng, tác động đến sản lượng cây trồng hàng năm của nhiều quốc gia từ giữa năm 1980 và 2008. Các loại máy tính sử dụng để tính toán năng suất cây trồng. Các kiểu máy tính có thể tính tổng sản lượng tăng trong vài thập niên qua. Nhưng các nhà khoa học cho biết, sản lượng lúa mạch và ngô trên thế giới đã bị giảm vì bị ảnh hưởng của sự nóng lên. Điển hình như, Nga mất khoảng 15% sản lượng lúa mì và một số quốc gia khác cũng tương tự.
Tuy nhiên, nông dân Mỹ khá thuận lợi vì sản lượng của họ không bị ảnh hưởng nhiều do thời thiết và giá lương thực tương đối cao, nhưng đối với họ thì điều này khá thuận lợi. Nhưng kiểu khí hậu được dự báo ở Mỹ sẽ là ấm hơn.
Theo ngài Schlenker, nền nông nghiệp thích nghi với biến đổi khí hậu khi phát triển nó ở khu vực có khí hậu mát hơn nhưng vùng đất mới có thể nghèo dinh dưỡng hơn. Ông cũng nhấn mạnh đến tiềm năng của công nghệ sinh học, kỹ thuật sản xuất giống để phát triển các loại giống khác nhau có thể sống trong thời thiết nóng. Câu hỏi được đặt ra là, chuyện gì sẽ xảy ra trong 20 năm tới và liệu bạn có lạc quan để tìm kiếm các cách thích nghi khác hay không?