Chuyên ngành Ngư y (Thuộc ngành Nuôi trồng thủy sản)
1. Kiến thức
– Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo; Có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
– Có kiến thức cơ bản về toán, lý, hóa, sinh học đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
– Có trình độ B tin học và sử dụng được một số phần mềm máy tính thông dụng cho chuyên ngành
– Có trình độ Anh văn B, hoặc IELTS: 4,0 ; TOEFL, 350 ; TOEIC, 300
– Có hiểu biết về kiến thức cơ bản và cơ sở ngành: thuỷ lý, thuỷ hoá, thuỷ sinh vật, ngư loại. Hóa sinh động vật, di truyền động vật, sinh lý động vật thủy sản, ngư loại cá , giáp xác, nhuyễn thể, phương pháp thí nghiệm trong NTTS, mô phôi, hệ thống và quản lý trong NTTS, khí tượng hải dương, Ô nhiễm độc tố trong NTTS, khuyến ngư, sản xuất thức ăn tươi sống
– Có kiến thức chuyên ngành: Vi sinh vật thủy sản, quản lý chất lượng nước trong NTTS, di truyền chọn giống thủy sản, dinh dưỡng thức ăn thủy sản, bệnh thủy sản, công trình thiết bị nuôi thủy sản, kỹ thuật sản xuất giống cá nước ngọt, cá biển, giáp xác, động vật thân mềm, rong biển, kinh tế thủy sản, xây dựng quản lý dự án TS, bảo quản chế biến sản phẩm thủy sản, quản lý sức khỏe động vật thủy sản, chăn nuôi đại cương.
2. Kỹ năng
– Kỹ năng nghề nghiệp nuôi trồng thủy sản, kỹ năng làm việc trong ngành thủy sản và các ngành có liên quan môi trường nước
– Có khả năng nghiên cứu và chuyển giao các hoạt động NTTS
– Kỹ năng về tổ chức quản lý điều hành NTTS và phòng trừ dịch bệnh TS
– Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm
3. Thái độ, hành vi
– Có ý thức trách nhiệm công dân; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, sẵn sàng nhận nhiệm vụ.
– Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề mới trong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam và thế giới.
– Có tính hòa đồng, kiên nhẫn, năng động và sáng tạo. biết khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
4.Vị trí công tác và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp
– Sau khi ra trường có khả năng làm việc tại các cơ quan quản lý và chỉ đạo sản xuất nông nghiệp; Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp; Các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực nông nghiệp; Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nông nghiệp. Các tổ chức phi chính phủ
– Quản lý nghiệp vụ tại các tổ chức, cơ quan, công ty thuộc ngành thủy sản, môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, du lịch sinh thái, các cảng và vùng đất ngập nước;
– Hoạt động hữu hiệu trong những ngành nghề đòi hỏi các tri thức khoa học kỹ thuật và quản lý về thủy sản, công nghệ, chế biến và xuất khẩu thực phẩm.
– Các cục quản lý nguồn lợi, cục quản lý vệ sinh an toàn chất lượng nông lâm ngư và vệ sinh an toàn thực phẩm.
5. Khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
– Có khả năng tiếp tục học tập, nghiên cứu ở các trình độ sau đại học trong và ngoài nước.
– Có khả năng tự học nâng cao trình độ để đảm nhận tốt những nhiệm vụ về quản lý và chuyên môn nghiệp vụ.