Ngành Quản lý tài nguyên rừng và môi trường
1. Kiến thức
– Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh; có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với khối ngành đào tạo; Có sức khỏe đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
– Có kiến thức cơ bản về toán, lý, hóa, sinh học đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
– Có trình độ tin học B và sử dụng được một số phần mềm máy tính thông dụng cho chuyên ngành.
– Có trình độ Anh văn B hoặc các chứng chỉ khác tương đương (IELTS 4.0; TOEFL 350; TOEIC 300).
– Có hiểu biết sâu rộng và kiến thức cơ sở thuộc khối ngành kỹ thuật nông lâm nghiệp và quản lý tài nguyên: Hình thái – phân loại thực vật, Địa lý thực vật, Vi sinh vật, Thực vật rừng, Động vật rừng, Đất rừng, Khí tượng thủy văn rừng, Sinh thái rừng, Bảo tồn Đa dạng sinh học, Trắc địa, Lâm nghiệp xã hội…
– Có kiến thức chuyên ngành về lĩnh vực quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng và môi trường: Pháp luật về lâm nghiệp và môi trường, Hành chính và pháp chế lâm nghiệp, Tổ chức quản lý các loại rừng, Quản lý dịch hại rừng, Quản lý lưu vực, Phòng chống cháy rừng, Trồng rừng, Lâm sản ngoài gỗ, Khuyến lâm…
2. Kỹ năng
– Phân loại tài nguyên rừng ; Địa hình và đồ bản; Số liệu hóa các thông tin điều tra, khảo sát; Giao tiếp, truyền thông trong cộng đồng; Thu thập, xử lý mẫu vật và vật liệu; Nhân giống, gieo ươm, gây trồng và gây nuôi sinh vật rừng; Kỹ thuật bảo vệ rừng và các nguồn tài nguyên; Tổ chức hoạt động hiện trường.
– Có khả năng nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về các lĩnh vực quản lý bảo vệ tài nguyên rừng và phát triển rừng; Tư vấn, kiểm tra, giám sát, trình bày, giải đáp và phản biện các vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng và môi trường.
– Tổ chức quản lý, điều hành trong các bộ phận/ đơn vị thuộc lực lượng Kiểm lâm, các Ban Quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng, các đơn vị quản lý nhà nước hoặc sản xuất kinh doanh.
– Phối hợp và tổ chức làm việc theo nhóm có hiệu quả.
– Có khả năng phát hiện, dự báo và giải quyết vấn đề trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng và môi trường; Xây dựng và tổ chức thực hiện được các phương án quản lý bảo vệ tài nguyên rừng.
3.Thái độ, hành vi
– Có ý thức trách nhiệm công dân; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, sẵn sàng nhận nhiệm vụ.
– Có phương pháp làm việc khoa học; biết phân tích và giải quyết các vấn đề mới trong trong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam và thế giới.
– Có tính hòa đồng, kiên nhẫn, năng động và sáng tạo; Biết khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
4.Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp
Sau khi ra trường có khả năng làm việc tại:
– Các cơ quan quản lý và chỉ đạo sản xuất nông lâm nghiệp (Chi cục Lâm nghiệp, lực lượng Kiểm lâm, phòng Nông nghiệp, phòng Tài nguyên và Môi trường, ban Quản lý rừng phòng hộ/ đặc dụng, trung tâm/ trạm Khuyến nông, trung tâm Điều tra quy hoạch nông lâm nghiệp, trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên môi trường… );
– Các doanh nghiệp nông lâm nghiệp và công trình đô thị: công ty lâm nghiệp, công ty công viên, cây xanh và vv…;
– Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề;
– Các viện, trung tâm nghiên cứu, tư vấn và chuyển giao công nghệ về lâm nghiệp, phát triển nông thôn và quản lý tài nguyên môi trường.;
– Các tổ chức phi chính phủ.
5.Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
– Có khả năng tiếp tục học tập, nghiên cứu ở các trình độ sau đại học trong và ngoài nước.
– Có khả năng tự học nâng cao trình độ để đảm nhận những nhiệm vụ về quản lý và chuyên môn nghiệp vụ.