Ngành Công nghiệp và Công trình nông thôn
1. Kiến thức
– Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh; có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo; có sức khỏe đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
– Có kiến thức cơ bản về toán học và khoa học tự nhiên, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
– Có trình độ B tin học và sử dụng được một số phần mềm máy tính thông dụng cho chuyên ngành.
– Có trình độ Anh văn B hoặc IELTS 4.0; TOEFL 350; TOEIC 300
– Có hiểu biết sâu rộng về kiến thức cơ sở thuộc khối ngành kỹ thuật công nghiệp, tạo thuận lợi cho việc học tập các môn chuyên ngành và nghiên cứu chuyên sâu, tiếp cận dễ dàng với các ngành kỹ thuật cơ khí nông nghiệp, điện nông nghiệp, giao thông, xây dựng và thủy lợi.
– Có kiến thức chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động trong lĩnh vực kỹ thuật cơ khí và công trình.
2.Kỹ năng
– Sử dụng và bảo dưỡng, sửa chữa các máy móc thiết bị cơ khí nông nghiệp
– Quản lý và điều hành các cơ sở, xí nghiệp cơ khí, điện khí, xây dựng, giao thông, thủy lợi (cỡ nhỏ và vừa)
– Tư vấn, thiết kế các công trình trong nông nghiệp và nông thôn
– Trình bày, giải đáp và phản biện các vấn đề thuộc lĩnh vực cơ khí và công trình
– Biết phát hiện và giải quyết các vấn đề mới nảy sinh trong kỹ thuật cơ khí và công trình.
3.Thái độ, hành vi
– Có ý thức trách nhiệm công dân; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; có ý thức kỹ luật và tác phong công nghiệp; khả năng làm việc nhóm.
– Có phương pháp làm việc khoa học, biết đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy sáng tạo.
4. Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp
– Các cơ quan quản lý về công nghiệp và công trình (bao gồm các công trình về xây dựng, giao thông, thủy lợi) ở cấp tỉnh, huyện, xã
– Các doanh nghiệp về cơ khí, điện khí nông nghiệp
– Các doanh nghiệp tư vấn, thiết kế, thi công các công trình xây dựng, giao thông, thủy lợi trong nông nghiệp và nông thôn.
– Giảng dạy và nghiên cứu tại các trường Đại học, Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các viện, trung tâm nghiên cứu về kỹ thuật cơ khí và công trình.
5. Khă năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
– Có khả năng tự tiếp tục học tập, nghiên cứu ở các trình độ sau Đại học: Thạc sĩ, Tiến sĩ
– Có thể tiếp tục nâng cao trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý để đảm nhận các chức vụ cao hơn trong lãnh đạo, quản lý về lĩnh vực kỹ thuật cơ khí