- THÔNG TIN CHUNG
- Tên chương trình đào tạo: Công nghệ chế biến lâm sản
- Tên chương trình đào tạo: Technology of forest product processing
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Mã ngành đào tạo: 7549001
- Đối tượng tuyển sinh: Theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Thời gian đào tạo: 4,0 – 4,5 năm
- Loại hình đào tạo: Chính quy
- Khối lượng kiến thức toàn khóa: 158 tín chỉ
- Văn bằng tốt nghiệp: Kỹ sư
- MỤC TIÊU VÀ CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
- Mục tiêu đào tạo
- Mục tiêu chung
– Đào tạo nguồn kỹ sư về “Công nghệ chế biến lâm sản” góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
– Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân.
- Mục tiêu cụ thể
Kiến thức
Đào tạo trình độ đại học để sinh viên có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên – xã hội.
Kỹ năng
Có kỹ năng thực hành cơ bản về chuyên ngành đào tạo.
Năng lực tự chủ và trách nhiệm
Có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo.
- Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo
- Kiến thức (PLO1)
– PLO1.1. Vận dụng được kiến thức cơ bản về khoa học chính trị, pháp luật; giáo dục thể chất (chứng chỉ); quốc phòng – an ninh (chứng chỉ); công nghệ thông tin (chứng chỉ Ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản) vào công việc thực tiễn của một kỹ sư ngành Công nghệ chế biến lâm sản.
– PLO1.2. Vận dụng kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và môi trường làm nền tảng công cụ để giải quyết các vấn đề trong công việc thực tiễn của một kỹ sư Công nghệ chế biến lâm sản một cách khoa học và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thời đại công nghiệp 4.0.
– PLO1.3. Phân tích và áp dụng được các kiến thức khoa học cơ bản của khối ngành làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho ngành Công nghệ chế biến lâm sản.
– PLO1.4. Vận dụng và phân tích được các kiến thức về quản trị lâm nghiệp trong xác định nguồn nguyên liệu theo yêu cầu của thị trường tiêu thụ sản phẩm.
– PLO1.5. Vận dụng được nguyên lý cơ bản về nhiệt, cơ, điện, tự động hóa, dây chuyền công nghệ để vận hành các loại máy, thiết bị và thiết kế nhà xưởng cho chế biến lâm sản.
– PLO1.6. Vận dụng và phân tích được các kiến thức về bảo quản lâm sản, hóa lâm sản, keo dán gỗ, ván nhân tạo trong việc sử dụng các loại nguyên liệu để sản xuất sản phẩm mộc.
– PLO1.7. Áp dụng và phân tích được các kiến thức kỹ thuật đồ họa, thiết kế sản phẩm mộc, trang trí nội thất cho việc thiết kế các sản phẩm theo yêu cầu thị trường.
- Kỹ năng (PLO2)
– PLO2.1. Kỹ năng xác định, lựa chọn các giải pháp giải quyết và cải thiện các vấn đề liên quan đến công việc thực tiễn ngành Công nghệ chế biến lâm sản một cách phù hợp.
– PLO2.2. Xây dựng đề cương, thực hiện nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh chuyên môn; phân tích dữ liệu, diễn giải và truyền đạt các kết quả thực hiện, đánh giá chất lượng và hiệu quả công việc.
– PLO2.3. Kỹ năng tạo ra ý tưởng, phát triển khởi nghiệp như một chủ doanh nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác trong môi trường nghề nghiệp luôn thay đổi.
– PLO2.4. Có năng lực bậc 3/6 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam (Chứng chỉ B1 tiếng Anh hoặc tương đương).
– PLO2.5. Có khả năng nhận biết cây rừng, nhận dạng gỗ, đánh giá được các đặc tính nguyên liệu gỗ cho sản xuất chế biến lâm sản.
– PLO2.6. Thiết kế, hướng dẫn và giám sát được quá trình sản xuất các sản phẩm đồ mộc.
– PLO2.7. Sử dụng được các loại thiết bị phụ trợ trong vận hành máy móc, thiết bị chế biến lâm sản.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm (PLO3)
– PLO3.1. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội của một công dân trong thể chế đang sống và làm việc với bối cảnh toàn cầu hoá.
– PLO3.2. Thực hiện làm việc, học tập một cách độc lập hoặc theo nhóm, hướng dẫn và giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả trong bối cảnh thay đổi thường xuyên của công việc.
– PLO3.3. Thực hành được các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của một kỹ sư ngành Công nghệ chế biến lâm sản.
– PLO3.4. Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến công nghệ chế biến lâm sản.
– PLO3.5. Có khả năng đề xuất những sáng kiến, cải tiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
– PLO3.6. Tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm từ thực tiễn và tài liệu chuyên môn.
– PLO3.7. Có năng lực đánh giá và phản biện các hoạt động hay vấn đề liên quan đến công nghệ chế biến lâm sản.
III. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ chế biến lâm sản có thể làm việc, nghiên cứu và phát triển cao hơn (trình độ thạc sĩ) tại các tổ chức, cơ sở hoặc các trường đại học/Học viện trong và ngoài nước.
- Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Các công ty, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh lâm sản: Các phòng kỹ thuật, phòng kiểm tra chất lượng, các xưởng sản xuất; Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành lâm nghiệp: Viện điều tra quy hoạch rừng, viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam,…; Các cơ quan đào tạo và nghiên cứu; Các tổ chức kinh tế các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp hay các tổ chức phi Chính phủ không chỉ hoạt động trong lĩnh vực chế biến lâm sản mà còn trong các dự án về bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững; Các cơ quan tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật trong lĩnh vực trồng rừng gỗ lớn, thương mại và chế biến lâm sản.
- Nội dung chương trình (Tên và khối lượng các học phần)
Số TT | Mã học phần | Tên học phần | Số TC | Ghi chú |
A | KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG | 41 | ||
I | Lý luận chính trị | 11 | ||
1 | CTR1018 | Triết học Mác – Lênin | 3 | |
2 | CTR1021 | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | 2 | |
3 | CTR1022 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 2 | |
4 | CTR1019 | Kinh tế chính trị Mác – Lênin | 2 | |
5 | CTR1020 | Chủ nghĩa xã hội khoa học | 2 | |
II | Tin học, Khoa học tự nhiên, Công nghệ và môi trường | 19 | ||
6 | CBAN12202 | Toán thống kê | 2 | |
7 | CBAN12302 | Vật lý | 2 | |
8 | CBAN10304 | Hóa học | 4 | |
9 | CBAN11803 | Sinh học | 3 | |
10 | CBAN11902 | Tin học | 2 | |
11 | NHOC15302 | Sinh thái và môi trường | 2 | |
12 | NHOC31572 | Công nghệ cao trong nông nghiệp | 2 | |
13 | KNPT23002 | Phương pháp tiếp cận khoa học | 2 | |
III | Khoa học xã hội và nhân văn | 4 | ||
14 | KNPT14602 | Xã hội học đại cương | 2 | |
15 | TNMT29402 | Nhà nước và pháp luật | 2 | |
IV | Ngoại ngữ không chuyên | 7 | ||
16 | ANH1013 | Ngoại ngữ không chuyên 1 | 3 | |
17 | ANH1022 | Ngoại ngữ không chuyên 2 | 2 | |
18 | ANH1032 | Ngoại ngữ không chuyên 3 | 2 | |
B | KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP | 117 | ||
I | Kiến thức cơ sở ngành | 42 | ||
Bắt buộc | 34 | |||
19 | CKCN24502 | Kỹ thuật an toàn và môi trường | 2 | |
20 | LNGH22502 | Khoa học gỗ | 2 | |
21 | CKCN31182 | Hình họa – vẽ kỹ thuật | 2 | |
22 | CKCN25902 | Nhiệt kỹ thuật | 2 | |
23 | LNGH31012 | Chuỗi hành trình sản phẩm (CoC) | 2 | |
24 | LNGH25302 | Thực vật rừng | 2 | |
25 | LNGH23602 | Nguyên lý cắt gọt gỗ | 2 | |
26 | CKCN31202 | Kỹ thuật điện – điện tử | 2 | |
27 | CKCN24702 | Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa | 2 | |
28 | LNGH24902 | Thống kê ứng dụng trong lâm nghiệp | 2 | |
29 | LNGH31373 | Ứng dụng Auto cad trong Lâm nghiệp | 3 | |
30 | LNGH22202 | Keo dán gỗ | 2 | |
31 | LNGH23403 | Máy và thiết bị chế biến lâm sản | 3 | |
32 | LNGH20802 | Công cụ và máy lâm nghiệp | 2 | |
33 | LNGH31452 | Hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ | 2 | |
34 | LNGH31392 | Kinh tế tài nguyên và môi trường | 2 | |
Tự chọn (8/15) | 8 | |||
35 | LNGH26002 | Lâm sản ngoài gỗ | 2 | |
36 | CKCN25803 | Nguyên lý và chi tiết máy | 3 | |
37 | CKCS25003 | Sức bền vật liệu | 3 | |
38 | CKCN20803 | Cơ học lý thuyết | 3 | |
39 | CKCS23102 | Thủy lực cơ sở | 2 | |
40 | LNGH31102 | Khí tượng | 2 | |
II | Kiến thức ngành | 42 | ||
Bắt buộc | 34 | |||
41 | LNGH31043 | Công nghệ xẽ gỗ | 3 | |
42 | LNGH29902 | Bảo quản và chế biến lâm sản ngoài gỗ | 2 | |
43 | LNGH31033 | Công nghệ hóa lâm sản | 3 | |
44 | LNGH21102 | Công nghệ sản xuất bột giấy | 2 | |
45 | LNGH24802 | Thiết kế xưởng chế biến lâm sản | 2 | |
46 | LNGH20102 | Bảo quản gỗ | 2 | |
47 | LNGH21302 | Công nghệ sấy gỗ | 2 | |
48 | LNGH21003 | Công nghệ mộc | 3 | |
49 | LNGH21203 | Công nghệ sản xuất ván nhân tạo | 3 | |
50 | LNGH21402 | Công nghệ trang sức vật liệu gỗ | 2 | |
51 | LNGH24703 | Thiết kế sản phẩm mộc và trang trí nội thất | 3 | |
52 | LNGH31513 | Quản lý và kiểm định chất lượng sản phẩm đồ gỗ | 3 | |
53 | KNPT34732 | Chuỗi giá trị nông lâm sản | 2 | |
54 | TNMT20702 | Đánh giá tác động môi trường | 2 | |
Tự chọn (8/16) | 8 | |||
55 | LNGH22302 | Khai thác lâm sản | 2 | |
56 | LNGH24302 | Sinh thái rừng | 2 | |
57 | KNPT21202 | Kinh tế nông nghiệp | 2 | |
58 | LNGH23502 | Nghiệp vụ hành chính lâm nghiệp | 2 | |
59 | LNGH24002 | Quản lý tài nguyên thiên nhiên | 2 | |
60 | LNGH23102 | Lâm nghiệp đại cương | 2 | |
61 | LNGH31072 | Đo đạc lâm nghiệp | 2 | |
62 | LNGH31432 | Định giá rừng | 2 | |
III | Kiến thức bổ trợ | 8 | ||
63 | KNPT24802 | Xây dựng và quản lý dự án | 2 | |
64 | KNPT28602 | Quản trị doanh nghiệp | 2 | |
65 | KNPT34752 | Khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo | 2 | |
66 | KNPT21602 | Kỹ năng mềm | 2 | |
IV | Thực tập nghề nghiệp | 11 | ||
67 | LNGH25401 | Tiếp cận nghề CNCBLS | 1 | |
68 | LNGH31264 | Thao tác nghề CNCBLS | 4 | |
69 | LNGH31586 | Thực tế nghề CNCBLS | 6 | |
V | Khóa luận tốt nghiệp | 14 | ||
70 | LNGH31414 | Khóa luận tốt nghiệp CNCBLS | 14 | |
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA | 158 |
- Điều kiện tốt nghiệp:
– Chứng chỉ Giáo dục quốc phòng;
– Chứng chỉ giáo dục thể chất;
– Chứng chỉ ngoại ngữ B1;
– Chuẩn CNTT cơ bản.
(Cập nhật tháng 01/2021)