Chế biến thức ăn cho cá từ các sản phẩm nông nghiệp

Trong nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nuôi cá nói riêng cần phải đầu tư các nguồn vốn chủ yếu như con giống, thức ăn, công chăm sóc, quản lý… Nhưng đầu tư cho thức ăn nuôi cá thường chiếm một tỷ lệ lớn. Nếu người nuôi biết tận dụng và chế biến thức ăn cho cá từ các sản phẩm nông nghiệp thì sẽ nâng cao được hiệu quả kinh tế cao hơn so với thức ăn công nghiệp nhưng vẫn đảm bảo được lợi ích kinh tế của người nuôi cá.

  <!–

Nếu người nuôi biết tận dụng và chế biến thức ăn cho cá từ các sản phẩm nông nghiệp thì sẽ nâng cao được hiệu quả kinh tế cao hơn so với thức ăn công nghiệp…

–>   

1- Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu dùng để chế biến.

Cám gạo: Đây là nguồn phụ phẩm rẻ và nhiều từ xay xát lúa gạo. Trong cám gạo hàm lượng đạm dao động từ 8- 10 %. Cám gạo sau khi nghiền cần phơi khô dưới nắng nhẹ, sau đó để nguội và bảo quản để chế biến dần làm thức ăn cho cá.

Hạt đậu tương: Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng chủ yếu trong thành phần thức ăn của cá, nó quyết định phần lớn đến chất lượng thức ăn do chứa hàm lượng đạm cao từ 45-50 %.

Ngô hạt: Đây là nguồn nguyên liệu có hàm lượng tinh bột cao, lượng đường thấp, hàm lượng đạm từ 8- 13 %. Ngoài ra trong hạt ngô còn chứa các nguyên tố vi lượng và khoáng chất như các vitamin B1, PP…

Sắn khô: Là nguồn nguyên liệu nhiều và dễ kiếm, giá thành rẻ và là thành phần chính làm tăng độ kết dính của thức ăn khi phối trộn. Sắn được ruôi nhỏ, phơi khô để bảo quản dùng dần.

Các loại rau xanh: Gồm lá sắn, rau ăn các loại như rau muống, lá su hào, bắp cải…là các sản phẩm chứa nhiều khoáng chất, đạm thực vật và các loại vitamin…

Lưu ý:

+ Các sản phẩm nông nghiệp dùng để chế biến thức ăn cho cá phải được bảo quản an toàn không bị ẩm và nấm mốc gây hại. Những sản phẩm đã bị nấm mốc cần phải thải loại không được dùng để chế biến thức ăn cho cá và nuôi gia súc, gia cầm nhằm phòng tránh ngộ độc cho vật nuôi.

+) Những nơi có nguồn cá tạp trong nuôi trồng thuỷ sản như các loại cá nhỏ, tôm , tép, cua…là nguồn thực phẩm quan trọng trong chế biến thức ăn cho cá do có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao như protein, lipit, các khoáng chất và vitamin…

2- Tỷ lệ phối trộn thức ăn cho cá.

Dựa vào trọng lượng hoặc kích cỡ cá trong ao nuôi mà cần phối trộn thức ăn phù hợp theo các tỷ lệ như sau:

Các loại thức ăn

Trọng lượng cá dưới 0,2 kg/con. Thức ăn chứa 30- 40% protein.

Trọng lượng cá từ 0,2- 0,5 kg/con. Thức ăn chứa 25- 30% protein

Trọng lượng cá trên 0.5 kg/con.Thức ăn chứa 20- 25% protein

Đậu tượng

             50

             45

              35

Cám gạo

             10

             15

              20

Ngô hạt

             25

             25

              15

S ắn khô

             10

             10

              20

Rau các loại

              5

              5

              10

Tổng số

            100

            100

              100

– Nếu có nguồn cá tạp phối trộn vào thức ăn thì cần giảm số lượng đậu tương tương ứng nhưng lượng cá tạp phối trộn không nên vượt quá 10% trọng lượng thức ăn ( đối với cá có trọng lượng trên 0,5 kg/con) và không vượt quá 20% ( đối với cá có trọng lượng dưới 0,5 kg/con).

– Đối với những ao có nuôi cá trắm cỏ thì các sản phẩm thực vật như lá sắn, lá chuối non, các loại rau và các loại cỏ có thể cho ăn trực tiếp không cần qua khâu chế biến.

3- Cá bước tiến hành chế biến thức ăn cho cá.

– Kiểm tra nguyên liệu trước khi chế biến, loại bỏ các sản phẩm bị mối mọt, nấm mốc.

– Cân, nghiền và phối trộn đều các sản nguyên liệu với nhau:

+ Cân các loại nguyên liệu sau khi đã nghiền nhỏ như cám gạo, ngô, sắn khô, đậu tượng, rau xanh ( và cá tạp nếu có) theo tỷ lệ định trước như phần trên sau đó phối trộn đều.

+  Sau khi đã nghiền nhỏ và phối trộn đều cần tiến hành nấu chín thức ăn, để nguội sau đó làm nhỏ thức ăn hoặc ép thành viên và cho cá ăn. Thức ăn chín giúp cá hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước trong ao nuôi.

+) Phương pháp cho cá ăn: Tuỳ theo mật độ cá thả có trong ao mà có thể cho cá ăn từ 2-4 lần/ngày. Nên cho cá ăn ở một vị trí cố định trong ao. Thường xuyên kiểm tra thức ăn của cá nếu không hết cần giảm số lần cho cá ăn và số lượng thức ăn nhằm tiết kiệm nguồn thức ăn và đảm bảo vệ sinh môi trường ao nuôi do thức ăn thừa phân huỷ.

Ngoài phương pháp chế biến và sử dụng thức ăn cho cá như trên, người nuôi cần bổ sung một lượng nhỏ vitamin C vào thức ăn để tăng sức đề kháng và phòng bệnh cho cá. Vitamin C có thể ở dạng viên rời hoặc viên nén đóng vỉ có bán tại các hiệu thuốc. Lượng vitamin C dùng khoảng từ 1,5- 2g/1kg thức ăn. Mỗi tháng nên cho cá ăn bổ xung vitamin C một lần, mỗi lần cho cá ăn từ 3-5 ngày. Khi cho cá ăn cần nghiền nhỏ vitamin C thành bột mịn và trộn đều với thức ăn đã nấu chín.

Trên đây là các bước chế biến nguồn thức ăn trực tiếp cho cá, ngoài ra cần kết hợp tạo nguồn thức ăn gián tiếp cho cá bằng định kỳ bón phân chuồng hoai mục và phân vô cơ như đạm, lân,ka ly và vôi bột nhằm tạo nguồn thức ăn thuỷ sinh cho cá.

Sử dụng nguồn thức ăn được chế biến từ các sản phẩm nông nghiệp như trên có thể giúp người nuôi cá tiết kiệm được được từ 30- 40 % kinh phí so với thức ăn công nghiệp mà cá vẫn lớn nhanh và ít bị bệnh.