Salbutamol và Clenbuterol là những chất tăng trọng đã bị cấm sử dụng trong chăn nuôi. Nhưng riêng Ractopamine, việc quản lý không đơn giản. Nước ta cấm dùng chất này, trong khi nhiều nước khác lại cho dùng.
Ractopamine là gì?dilatation
Ractopamine có công thức hóa học là C18H23NO3, không phải là một steriod hay là hormone, mà là β2-adrenergic agonist. Chất này tác động làm cơ nghỉ ngơi (relaxation) và vì vậy gây giản nở các nang phổi, cơ tử cung thư giản và bài tiết insulin. Một số tác dụng phụ đã xuất hiện trên một số bệnh nhân như mất ngủ, lo lắng và rùng mình.
Ractopamine là loại thuốc đã được sử dụng như chất phụ gia trong thức ăn để tăng tỷ lệ nạc khi cho lợn ăn. Pha trộn Ractopamine vào thức ăn làm tăng sự phát triển cơ một cách nhanh chóng, chỉ một lượng nhỏ trong thức ăn có thể làm tăng đáng kể lượng protein và giảm tích lũy mỡ trong cơ thể con vật. Đối với lợn vỗ béo giai đoạn cuối – khoảng sau 50kg, chỉ cần 18.5 g ractopamine thêm vào trong 1 tấn thức ăn (20 ppm) sẽ làm tăng protein lên 24% và giảm mỡ xuống 34%.
Ở Mỹ, chất này được sử dụng dưới dạng ractopamine hydrochloride với tên Paylean do công ty Elanco Animal Health sản xuất tháng 12 năm 1999. Sau đó, hơn 20 nước đưa vào sử dụng như Australia, Brazil, Canada, Mexico và Thailand. Tuy nhiên đến 2002, nó bị cấm ở một số nước như Trung Quốc, Malaysia và Việt Nam.
Quản lý như thế nào?
Ở Việt Nam việc cấm Ractopamine cũng có nhiều tranh luận. Một số công ty cho rằng việc cấm Ractopamine trong chăn nuôi nhưng không thấy cấm trong thịt nhập khẩu. Vì vậy, đã tạo ra sự không công bằng vì thịt heo chủ yếu được nhập từ các nước cho phép sử dụng có giá thành rẻ hơn nên chắc chắn sẽ đánh bại nghề chăn nuôi heo trong nước. Tuy nhiên, việc đưa Ractopamine trong thịt nhập khẩu vào danh mục kiểm soát cũng không dễ bởi trước đây nước ta đã từng ký các hiệp định thương mại song phương trong đó có điều khoản là chấp nhận các tiêu chuẩn hàng hóa của nhau.
Theo các tài liệu khoa học, việc sử dụng Ractopamine trong giai đoạn vỗ béo 1 tháng cuối (bắt đầu 80kg) là một tiến bộ kỹ thuật vì nó thúc đẩy tăng trưởng rút ngắn thời gian nuôi từ 4-6 ngày, giảm 12,6 thể tích nước tiểu, 7,9 khối lượng phân (rất có ý nghĩa về môi trường), giảm 14,9% lượng đạm đi theo con đường bài tiết, giảm độ dày mỡ lưng từ 15,5 mm xuống 10,9 mm, tăng tỉ lệ nạc không mỡ từ 55,5 lên 59,1%.
Trong khi Salbutamol và Clenbuterol thường bị tích lũy lâu trong thận, gan và mỡ vật nuôi, thì Ractopamine bị đào thải rất nhanh qua con đường nước tiểu, sau 2 ngày lượng đào thải là 73%, sau 4 ngày đào thải 93% và sau 14 ngày thì bằng các phân tích sắc ký cũng không còn phát hiện ra. Chính vì vậy, các nước chấp nhận cho sử dụng Ractopamine đều có quy trình tuyệt đối không được sử dụng Ractopamine trước khi giết mổ 14 ngày. Vậy là từ việc cấm hay không cấm đã trở thành quản lý đựơc hay không quản lý được. Việt Nam liệu có nên đi theo cách quản lý của các nước?