Việt Nam – buôn bán ngà voi có thể tuyệt chủng loài voi trong vòng 1 thập niên

Loài voi đang đối mặt với nguy hiểm: một chủ cửa tiệm đã trưng bày sản phẩm ngà voi tạo hình tại cửa hàng đồ cổ ở Hà Nội, Việt Nam.

 

Cách đây vài năm, khách hàng của chúng tôi phần lớn là người Nhật, Trung Quốc và Hàn Quốc. Chúng tôi trở nên giàu có rất nhanh, những người giàu có luôn cũng muốn thể hiện họ đang có những gì, thể hiện sự sành điệu của mình nên mới mua bán các loại sản phẩm được làm từ ngà voi, một chủ cửa tiệm bán sản phẩm ngà voi cho biết. Điều này cho thấy, loài voi có khả năng đang gặp nguy hiểm nghiêm trọng.

Theo thống kê Bộ trưởng Tài nguyên Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Số voi hoang dã đã giảm xuống chỉ còn hơn 2,000 con trong khoảng giữa thập niên 90 và ngày nay chỉ còn khoảng 72-80 loài động vật sống tự do. Nhiều loài động vật chết do săn bắt bất hợp pháp, hay xâm phạm vì nông nghiệp, hoặc các vụ nổ mìn từ cuộc Chiến tranh Mỹ trên đất Việt. Tuy nhiên, rõ ràng trong thập niên qua, hầu hết nhóm động vật hoang dã ở Việt Nam trở thành nạn nhân cho súng trường. Nạn săn bắt trộm gia tăng ở các nước Đông Nam Á thể hiện qua nền kinh tế phát triển nhanh. Đây như là bằng chứng gây ra nỗi lo sợ rằng, động vật một khi biến mất khỏi rừng nhiệt đới nếu như con người không tiến hành sớm cho việc bảo tồn các loài động vật đó.

Môt chủ cửa hàng sản phẩm mỹ nghệ ngà voi tại Hà Nội thừa nhận khi bà ta nắm giữ một số biểu tượng có hình Đức Phật và Chúa Giê su để kiểm tra, hầu hết những sản phẩm nhỏ có nguồn gốc từ địa phương. Bà cũng thêm vào, giá bán sản phẩm quá cao, vì vậy chúng tôi không muốn trả nhiều đầu mối cho việc mang chúng đến các nước Lào và Campuchia.

Nhóm giao thông bảo tồn ước tính có khoảng 4,000 tấn sản phẩm động vật hoang dã bất hợp pháp được tẩu thoát hàng năm ở Việt Nam. Người tiêu thụ ngày càng tăng trong khi người săn bắt trộm cũng lan rộng ở các khu rừng của các nước láng giềng, trong đó gồm Lào, Campuchia, Thái Lan và Burma (Miến Điện).

Theo một số nhà bảo tồn đời sống hoang dã cho hay, loài động vật cũng đang được mua bán dưới nhiều hình thức. Chúng ta bắt đầu xem xét nhiều con đường vận chuyển hơn về việc mua bán động vật đang gặp nguy hiểm ở Việt Nam thường xuyên xuất hiện trên internet.

Ông Huỳnh Tiến Dũng, điều phối viên chính sách quốc gia của Quỹ Đời sống hoang dã thế giới của Việt Nam cho biết, tình hình này đang trở nên nghiêm trọng và được nhiều người quan tâm. Nếu nổ lực được thực hiện đúng, nó có thể mang lại cho loài voi trở về với đời sống hoang dã. Mặt khác, nếu các nhà cống hiến quốc tế dành nhiều ưu tiên hơn đến loài voi, chúng ta tin rằng nó sẽ được giải cứu. Vấn đề thực sự có thể là luật pháp bảo vệ động vật hoang dã Việt Nam vẫn chưa thực hiện tốt.

Hà Nội chính thức công bố cấm mua bán ngà voi vào năm 1992 thông qua hiệp định của Liên Hiệp Quốc trong việc mua bán quốc tế về các loài động vật đang gặp nguy hiểm. Nhưng vẫn còn lỗ hỏng về luật pháp, như cho phép những người mua bán ngà voi trước khi hiệp định được ban hành. Nhà phân tích vấn đề này nói rằng, lỗ hỏng đó là một cái gật đầu nhằm che đậy việc săn trộm và buôn lậu.

Theo bà chủ tiệm mỹ nghệ ngà voi như đã đề cập trên cho biết: Những mảnh của sản phẩm được làm từ ngà voi này được chúng tôi trưng bày đều là sản phẩm mới và rất đắt nếu chúng được điêu khắc trước năm 1992, nhưng chúng tôi vẫn giữ các sản phẩm đó có từ trước đến nay.

Theo ông Huỳnh, các nhà bảo tồn vẫn đang phát triển công việc bảo tồn, các nhà buôn bán ngà voi và những người phát minh sản phẩm lại không bao giờ bị giám sát. Hai thứ này dẫn đến công cuộc thi hành luật còn yếu và nhận thức của cộng đồng vẫn còn thấp trong việc bảo vệ loài voi hoang dã.

Tuy nhiên, theo các nhà bảo tồn, việc mua bán ngà voi thực sự nguy hiểm cho cơ quan thi hành luật trong việc thâu tóm những người chuyên mua bán ngà nhiều hơn cố gắng tạm ngưng việc săn trộm ngà. Được biết, trị giá của ngà voi thẳng rất lớn. Ngà voi bán với giá 1,500$/ kg và cắt thành những mảnh nhỏ sẽ có giá 1,863/kg.

Gần đây, chính quyền bắt giữ 30 ngà voi và 15 đoạn nhỏ của ngà được vẫn chuyển đến tỉnh miền Bắc Móng Cái nằm trên biên giới Việt – Trung. Năm ngoái, một xe container vận chuyện ngà voi từ Tanzania đến Việt Nam có trị giá hàng triệu đô la và đã bị tịch thu. Lợi nhuận vẫn chưa được đem lại nhưng điều đáng chú ý rằng, ngà voi vẫn bị con người giữ một nơi nào đó.

Bộ Môi trường cho rằng, phải thẳng tay đối với những người kinh doanh như bà chủ cửa tiệm mỹ nghệ ngà voi, và ra một kế hoạch kiểm soát quá trình mua bán chặt chẽ thì sẽ ngăn chặn được sự tuyệt chủng của loài voi hoang dã Châu Á.