Hội thảo quốc tế các trường ĐH về hợp tác đào tạo và nghiên cứu khu vực Đông Dương

Nhằm nâng cao và mở rộng năng lực và khả năng hợp tác, phối hợp về nghiên cứu khoa học và hợp tác giáo dục liên trường đại học khu vực Đông Dương. Trong 2 ngày 6 và 7 tại Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Nông Lâm Huế phối hợp với Trường Đại học Kyoto Nhật tổ chức hội thảo.

Đông dương được đánh giá là khu vực năng động và có nhiều chuyển biến trong thời gian gần đây, có sự hòa trộn thú vị giữa truyền thống và hiện đại, nhưng lại đang đối mặt nghiêm trọng với các vấn đề suy thoái môi trường, thảm họa từ thiên nhiên như biến đổi khí hậu, thảm họa từ công nghiệp do sự phát triển kinh tế quá nhanh. Cơ hội nghiên cứu hấp dẫn khi lập được cách nhìn tổng thể giữa sinh thái, sinh kế và văn hóa trong đó sự đa dạng văn hóa và đa dạng tri thức đã nảy sinh các vấn đề mới về di trú và dịch chuyển. Tìm kiếm nhu cầu nghiên cứu với mức độ nhỏ, tăng cường tương tác với người dân địa phương và nghiên cứu quản lý tổng hợp đa ngành sẽ là các định hướng chính cho hội thảo này.

Đại diện các trường Đại học thuộc Đại học Nông nghiệp Hoàng gia và Đại học Hoàng gia Phnom Phenh Cambodia, Đại học Champasack, và Đại học quốc gia Lào đã đến tham dự. Đại diện phía Nhật bản do các giáo sư thuộc Đại học Kyoto, phía Việt nam với các đại diện đến từ Đại học Thái Nguyên, Đại học Tây Nguyên, Đại học Nông Nghiệp Hanoi, Đại học Đà Nẵng đã đến tham gia hội tháo

Các trường Đại học đã cùng nhau giới thiệu hiện trạng, chương trình và chiến lược phát triển của mình đồng thời nêu lên nhiều kế hoạch phối hợp, hợp tác với các nước trong khu vực trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và trao đổi sinh viên và cán bộ giảng dạy.

Trong không khí hữu nghị và hợp tác, hơn 45 thành viên từ 4 quốc gia đã tự giới thiệu và trình bày những thông tin vắn tắt về lĩnh vực nghiên cứu và mong muốn đạt được từ hội thảo.


Mở đầu hội thảo Giáo Sư Kobayashi Shintaro,Trưởng khoa sau đại học, Đại học Kyotođọc diễn văn chào mừng hội thảo. Giáo sư K. Shintaro vui mừng có được cơ hội thay mặt cho nhiều trường đại học ở Nhật bản tham dự hội thảo, với mục tiêu thắt chặt mối quan hệ bền vững lâu dài giữa Nhật Bản và các nước Đông Nam Á đồng thời cùng chia sẻ kinh nghiệm và là cơ hội để gặp mặt và tìm kiếm cơ hội hợp tác giáo dục nhằm nâng cao năng lực đối mặt với những biến đổi khí hậu, vấn đề đang được đặt lên hàng đầu hiện nay nhằm hỗ trợ các người dân các nước nâng cao năng lực cải thiện sinh kế dựa vào cộng đồng trong phòng chống và giảm thiểu tác động thiên tai

Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Hiếu, hiệu trưởng Đại học Nông Lâm Huế thay mặt cho khối các trường đại học Việt Nam chia sẻ mối quan tâm và chúc hội thảo thành công trong hợp tác và hiệu quả.

Tiến sĩ Khuong Eang trình bày lịch sử phát triển Đại học Hoàng gia Cambodia và cơ hội phát triển cũng như nhu cầu hợp tác của trường. Đại học hoàng gia hiện nay có 8 khoa, khoa, khoa nông học, khoa chăn nuôi thú y, Lâm nghiệp, thủy sản, cơ khí nông nghiệp, công thôn, Kinh tế và phát triển nông thôn, và Quản lý đất và địa chính với khoảng 1813 sinh viên. Trường đã phát triển đồng đều 3 cấp giảng dạy đại học, cao học và tiến sĩ trong một số ngành mũi nhọn. Chiến lược phát triển chính của RUA là tăng cường hợp tác quốc tế nhằm mở rộng phạm vi và nâng cấp chương trình giảng dạy đáp ứng với nhu cầu đào tạo mới của quốc gia. Định hướng phát triển 5 năm đến 2015 là hoàn thiện khung chương trình giảng dạy với tất cả các chuyên ngành với 3 cấp học đại học và sau đại học. Về các lĩnh vực nông nghiệp, môi trường và kinh tế xã hội, RUA cũng như các đại học xứ chùa tháp tiếp tục ưu tiên hợp tác nghiên cứu tác động môi trường của các hoạt động nông nghiệp, sử dụng đất, diễn biến tài nguyên rừng trong mối tương quan cải thiện sinh kế dựa vào cộng đồng, thích ứng biến đổi khí hậu toàn cầu, các vấn đề di dân và năng lượng sinh học.

NCS Dork Vuthy đến từ trường Đại học Hoàng gia Phnong Penh cũng từ Cambodia quan tâm đến mối quan hệ hợp tác phát triển trên lĩnh vực nghiên cứu kinh tế xã hội. Thành lập từ năm 1960 từ tên cũ là trường Đại học Hoàng gia Khmer. Những lĩnh vực quan trọng định hướng hợp tác trong thời gian tới bao gồm quản lý và sử dụng tài nguyên rừng bền vững vùng cao nguyên và đông Bắc Cambodia, quản lý tài nguyên vùng châu thổ hồ Tonle Sap bền vững và vấn đề di cư của cư dân cao nguyên về đồng bằng ảnh hưởng đến suy thoái môi trường khu vực.

Từ đất nước triệu voi, Tiến sĩ Phonesavan Thepphasoulithone giới thiệu sự non trẻ của trường đại học Champasack. Đại học Champasack mô tả được vị trí trọng tâm vùng nghiên cứu của khu vực Đông dương, nơi có thể điều phối được nghiên cứu của vùng, là vị trí chiến lược giữa các điểm nghiên cứu Rattanakiri (Cambodia) – Khonkhen (Thailand) – Hue, Danang (Vietnam). Đại học Champasack thành lập năm 2002 với nhiệm vụ đào tạo cán bộ khoa học cho các tỉnh phía nam Lào đặc biệt chú trọng vào đối tượng sinh viên có nguồn gốc là dân tộc thiểu số các tỉnh phía Nam.. Với khoảng 4800 sinh viên trường đào tạo các lĩnh vực sư phạm, nông nghiệp, kinh tế và khoa học xã hội và du lịch với 2 cấp cao đẳng và đại học. Mặc dù mới thành lập nhưng Champasack đã có mối quan hệ hợp tác quốc tế rất phong phú, hợp tác trong khuôn khổ chương trình phát triển của Sida, phối hợp chia sẻ năng lực giảng dạy với đại học Udon Thái lan, Đại học Kyoto Nhật Bản, đại học Trung quốc và các trường đại học Việt nam như đại học Đà Nẵng, Đại học Huế và Đại học Tây Nguyên. Là thành viên mạng lưới nghiên cứu đất ngập nước Mekonggồm 13 trường đại học của nhiều quốc gia. Kế hoạch trong thời gian tới phát triển hợp tác đào tạo và phát triển nhân lực, trao đổi sinh viên, giảng viên, và hợp tác đào tạo hệ thạc sĩ và tiến sĩ.

Đại học Quốc gia Lào được giới thiệu bởi Tiến sĩ Oudom Phonekhampheng. Là một trường Đại học hàng đầu của Lào, Đại học Quốc gia Lào đã có bề dày về nghiên cứu và phát triển quan hệ quốc tế với hầu hết các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Đội ngũ giảng dạy với khoảng 4% có học vị Tiến sĩ và 5% số giảng viên có học vị Thạc sĩ, trong tương lai, Đại học Quốc gia Lào sẽ xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực có hiệu quả hơn nhằm nâng cao nguồn nhân lực của trường. Đại học quốc gia Lào định hướng nghiên cứu các vấn đề liên quan đến transboundary liên quan đến dịch chuyển biên giới về quản lý tài nguyên, dịch bệnh, thị trường và nhân văn. Các vấn đề nóng liên quan đến biến đổi khí hậu và diễn biến sử dụng tài nguyên thiên nhiên như sử dụng đất, diễn biến tài nguyên rừng cũng được quan tâm tìm kiếm cơ hội nghiên cứu và trao đổi học thuật cũng như phát triển nghiên cứu.

Đại học Nông Lâm Huế cũng trình bày những cơ hội hợp tác nghiên cứu sâu trong các lĩnh vực biến đổi khí hậu, cải thiện sinh kế và quản lý tài nguyên thiên nhiên, và các lĩnh vực khoa học cơ bản khác cho tiểu vùng 17 tỉnh miền Trung, nơi đối mặt trực tiếp với hiệu ứng biến đổi khí hậu trong hiện tại và tương lai gần.

Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh được xem là trường đại học nông lâm lâu đời nhất Việt nam đào tạo cán bộ Nông Lâm nghiệp bậc Đại học, thành lập năm 1955 với tên cũ là Đại học Canh Nông Blao. Hiện nay có 12 khoa với 52 chuyên ngành đào tạo tổ chức cả 3 bậc đại học và sau đại học cho khoảng 20 000 sinh viên. Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh chú trọng hợp tác các lĩnh vực Dược học thú y, công nghệ khoa học thực phẩm, kỹ thuật môi trường và công nghệ sinh học, hệ thống nông nghiệp bền vững dựa vào vật nuôi. Bên cạnh đó, nhu cầu phối hợp đào tạo bậc sau đại học kết hợp với các nước có nền khoa học công nghệ tiên tiến được ưu tiên thực hiện với ngôn ngữ giảng dạy chính là Anh ngữ nhằm tận dụng được lực lượng giáo sư danh tiếng từ các nước phát triển và nguồn học viên phong phú từ các nước Đông Nam Á. Thảo luận về những khó khăn trong việc hợp tác đào tạo với các nước, nguồn kinh phí đào tạo vẫn được cho là vấn đề khó khăn và là nhân tố đáng kể ảnh hưởng đến phạm vi hợp tác phát triển của trường.

Đại học Nông nghiệp Hà nội thành lập tháng 10 năm 1956 là cũng là một trong những trường đại học hàng đầu của Việt nam trong lĩnh vực khoa học Nông nghiệp. Với lực lượng 1200 cán bộ giảng viên trong đó có gần 100 cán bộ có học hàm tiến sĩ, Đại học Nông nghiệp hà nội có 12 khoa, 5 viện nghiên cứu và 8 trung tâm trực thuộc. Trong phạm vi hợp tác giáo dục và nâng cao năng lực cán bộ nghiên cứu với các nước thuộc Đông Nam Á, Đại học Nông nghiệp Hà Nội ưu tiên tìm kiếm cơ hội hợp tác nghiên cứu các vấn đề liên quan đến transboundary với Lào và Cambodia, mở rộng nghiên cứu về tài nguyên thiên nhiên, khoa học môi trường và đa dạng sinh học.

Đại học Đà nẵng mang đến hội thảo mong đợi hợp tác đào tạo các lĩnh vực quản lý môi trường, xử lý chất thải rắn, quản lý tài nguyên nước, quản lý thảm họa và đánh giá tác động rủi ro môi trường.

Tiến sĩ Mizuno đại diện cho Đại học Kyoto sử dung nhiều số liệu về tổng diện tích đất đai, chỉ số dân số, chỉ số mật độ dân số … để mô tả mối tương đồng về tài nguyên và nhu cầu nghiên cứu quản lý tài nguyên thiên nhiên 2 nước Nhật bản và Việt nam. Với bề dày lịch sử thành lập năm 1897 với 10 khoa với 13 trung tâm nghiên cứu chuyên sâu chất lượng cao. Khoa sau đại học về nghiên cứu môi trường toàn cầu (GSGES) thành lập năm 2002 có mối quan hệ mật thiết với nhiều trường đại học khu vực Đông Nam Á, trong thời gian qua đã cùng nhiều trường đại học khu vực phối hợp nghiên cứu thành công nhiều dự án có giá trị. Từ năm 2005 GSGES đã phối hợp nghiên cứu ở miền trung Việt nam (Huế, Đà Nẵng), nội đô Hà Nội, và có kế hoạch mở rộng ra tiểu vùng Mekong bao gồm nam Lào và đông bắc Cambodia.trong tương lai Đại học Kyoto muốn mở rộng hợp tác trong lĩnh vực trao đổi sinh viên, các hợp tác nghiên cứu, môi trường và phát triển, xản xuất và sinh kế cũng như sự dịch chuyển văn hóa và công nghệ của các sắc tộc thiểu số ở các quốc gia thuộc Đông nam Á.

Các thành viên tham dự hội thảo đã xây dựng được kế hoạch phối hợp nghiên cứu và hợp tác trong khu vực Đông Dương. Trao đổi sinh viên các nước Nhật Bản, Việt Nam, Lào và Cambodia được đề cập nhiều nhằm tạo môi trường học hỏi cho nhóm hỗn hợp sinh viên các nước cùng nghiên cứu các vấn đề chung. Hội thảo cũng đề cập đến các chủ để nghiên cứu chung như cải thiện môi trường, cải thiện sinh kế và giảm chi phí đầu tư cho người dân đồng thời giảm thiểu tác động môi trường.

Những vấn đề về nghiên cứu trên cấp độ cảnh quan chung về mặt cắt đông tây, tiểu vùng Mekong với các định hướng nghiên cứu về dịch chuyển biên như vấn đề di dân, vấn đề sử dụng đất, cải thiện độ che phủ rừng, giáo dục nâng cao năng lực cán bộ vùng cao được Đại học Nông Lâm Huế đề nghị nghiên cứu sâu hơn bên cạnh các nghiên cứu về biến đổi khí hậu cho tiểu vùng Mekong. Tiến sĩ Lê Đức Ngoan đề nghị tập trung nghiên cứu vào hệ thống chính sách liên quan đến phát triển nông thôn và biến đổi môi trường toàn cầu. Hệ thống chính sách trong thời gian tới sẽ có ảnh hưởng mạnh đến sinh kế, sử dụng tài nguyên và nhiều vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu. Trong vài năm tới (đến 2011) tiếp tục nghiên cứu rủi ro và đe dọa của thiên tai đến cộng đồng dân cư vùng Đông Dương cũng như dự án cải thiện và quản lý môi trường nông nghiệp của vùng (2009 – 2012) cũng như dự án tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng trong quản lý thiên tai và môi trường và cải thiện sinh kế với sự hỗ trợ của quỹ JICA.

Tiến sĩ Lê Văn An đề nghị những phối hợp chuyên sâu hơn giữa các đại học Đông Dương nhằm tăng cường cơ hội chia sẻ hơn kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu những vấn đề tương đồng nhằm tạo những bước ban đầu cho những phối hợp nghiên cứu sâu hơn tại các quốc gia. Việc hợp tác đào tạo chung chương trình thạc sĩ chung cho cả 3 nước cũng được đề cập nhằm thiết lập tiếng nói chung cho các nhà nghiên cứu trẻ trong tương lai.

Một số hình ảnh tại Hội thảo: