Theo CV số 5602 ngày 11/9/2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và đoàn khảo sát sẽ đến thăm và làm việc với Trường ĐH Nông lâm vào ngày 21/9/2010.
Chủ trì: Ban giám hiệu. Các đơn vị phối hợp: Phòng TC-HC, Phòng ĐTĐH, Phòng KH-TC, Đoàn trường. Thành phần tham dự: Đoàn khảo sát, Đại biểu ĐH Huế, GV có trình độ tiến sĩ trở lên, Trưởng Bộ môn, BCN các khoa, các Trưởng phòng, Giám đốc các Trung tâm trực thuộc trường.
Nội dung: Khảo sát những vấn đề liên quan đến mô hình quản lý; chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học; hiệu quả đầu tư; việc đóng góp cho sự phát triển KT-XH; đinh hướng phát triển; vị trí của Đại học trong Hệ thống giáo dục quốc dân và việc quản lý nhà nước các Đại học.
Theo kế hoạch, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và đoàn khảo sát cũng sẽ đến thăm và làm việc với Trường ĐH Sư phạm, ĐH Kinh tế, Đại học Huế từ ngày 21/9 đến 23/9.
Trường Đại học Nông lâm – Đại học Huế tiền thân là Trường Đại học Nông nghiệp II Hà Bắc (1967), Trường Cao đẳng Nông nghiệp Huế (1979) và Trường Đại học Nông nghiệp II Huế (1983).
Ban Giám hiệu trường gồm Hiệu trưởng và 3 Phó Hiệu trưởng. Trường có 8 khoa; 8 phòng chức năng; 4 trung tâm trực thuộc; 4 cơ sở thực hành ngoài khuôn viên trường.
Trường có 442 CBVC& LĐ, trong đó Cán bộ giảng dạy: 274.
Cơ sở chính của trường ở 102 Phùng Hưng, thành phố Huế và 4 cơ sở Thí nghiệm – thực hành ngoài trường.
Hiện tại Trường Đại học Nông Lâm Huế còn ghi nợ trong tài khoản phần Đối ứng với Đại học Huế.
Về công tác đào tạo:
Đại học Nông Lâm Huế có 21 ngành, chuyên ngành đào tạo đại học (2010) với Số lượng sinh viên 2009-2010 là 6.048; 8 ngành đào tạo Thạc sĩ và 2 ngành đào tạo Tiến sĩ
Về công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế:
Nghiên cứu khoa học: Số lượng đề tài NC tăng dần qua các năm. Hầu hết các đề tài, dự án đều có kết quả tốt, phục vụ tích cực cho sản xuất và được chính quyền và nhân dân địa phương đánh giá cao. Nhiều đề tài đã tạo được sản phẩm hoặc được ứng dụng có hiệu quả trong sản xuất.
Hợp tác quốc tế: Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế đã mở rộng mối quan hệ hợp tác và đã ký kết bản ghi nhớ với trên 30 trường Đại học, Viện nghiên cứu, các cơ quan tài trợ ở trên thế giới.
Trường đã tổ chức nhiều hội thảo quốc tê,́ trao đổi chuyên môn, thảo luận những vấn đề khu vực và toàn cầu (khoảng 5 hội thảo quốc tế/năm). Các hoạt động NCKH và HTQT đã góp phần nâng cao vị thế của Trường trong khu vực và quốc tế.
Về các công tác khác:
Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và NCKH được tăng cường một bước. Nhiều phòng học, phòng thí nghiệm được xây dựng thêm. Trang thiết bị giảng dạy, nghiên cứu thí nghiệm được bổ sung.
Năm 2006 – 2007, Xây dựng hệ thống mạng không dây trong toàn trường; hệ thống Video Conference tại Trung tâm NCKH và Phát triển công nghệ.
Tháng 1-2008, trang WEB của trường bắt đầu hoạt động chính thức, số lượt người truy cập WEB tính đến ngày 14/9/2010 là 651.000 lượt.
Định hướng phát triển:
Tiếp tục đa dạng hóa ngành đào tạo, ổn định quy mô đào tạo đại học, mở rộng quy mô đào tạo sau đại học, quan tâm đào tạo đội ngũ, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, tăng cường cơ sở vật chất cho đào tạo, đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, xây dựng trường theo hướng ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU và đào tạo chất lượng cao.
Một số chỉ tiêu đến năm 2015:
– Ổn định đến dưới 25 ngành và chuyên ngành đào tạo bậc Đại học, mở rộng 12 ngành đào tạo bậc Cao học, 5 ngành đào tạo bậc Tiến sĩ; giữ quy mô đào tạo hàng năm 1.700 sinh viên hệ chính quy, 500-700 sinh viên hệ phi chính quy, 150 học viên cao học, 10 nghiên cứu sinh.
– Tạo sự đột phá về cơ sở vật chất cho địa bàn ba: Trung tâm thực hành ngoài trường, đặc biệt TT Thực hành Công nghệ cao về NN ở Hương Trà; ổn định và hiện đại hóa cơ sở vật chất hiện có ở 102 Phùng Hưng; xây dựng 1-2 Viện nghiên cứu chuyên ngành trên cơ sở các Trung tâm hiện có.
– Xây dựng Trung tâm thông tin – Thư viện hiện đại để phục vụ bạn đọc, hoàn thiện và hiện đại hóa trang WEB.
– Phấn đấu đủ bài giảng, giáo trình trên mạng cho các môn học thuộc trường quản lý.
– Bổ sung để hoàn thiện khung chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ.
– Xây dựng 2-3 ngành đào tạo kỹ sư và thạc sỹ liên kết với nước ngoài; 2-3 ngành đào tạo theo định hướng nghiên cứu.
– Xây dựng Hội đồng công giới của các khoa chuyên môn nhằm đẩy mạnh công tác tiếp thị để thu hút người học.
– Phấn đấu đưa tỉ lệ giảng viên có trình độ Sau đại học đạt 80%, trong đó Tiến sĩ đạt 30%, 2- 3 giáo sư, 25- 30 phó giáo sư. Chủ động quy hoạch và đào tạo đội ngũ theo hướng chuyên gia giỏi.
– Tích cực mở rộng quan hệ hợp tác, phấn đấu tìm kiếm nguồn kinh phí ngoài ngân sách bổ sung cho hoạt động NCKH, bồi dưỡng và phát triển.
– Tạo ra được tổi thiểu 10 sản phẩm NCKH cụ thể có giá trị khoa học và thực tiễn thiết thực phục vụ cho sản xuất.
– Xây dựng cảnh quan trong trường xanh – sạch – đẹp, không khí học tập sôi động có kỷ cương – nề nếp – an toàn.
– Tạo thêm việc làm, phấn đấu từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho CBVC-LĐ và sinh viên.
Những đề xuất của trường:
Nhà trường đã và đang tích cực đào tạo SV có chất lượng gắn liền với thực tế để thực hiện tốt hơn chủ trường, NQ “Tam Nông” của Đảng và Nhà nước nhưng số SV vào trường giảm nhiều. Trường sẽ có những kế sách vi mô để khắc phục.
Đặc thù về đào tạo Nông nghiệp là không tách rời lý thuyết và thực tiễn. Nhiều năm gần đây, chất lượng đào tạo giảm, đặc biệt là kĩ năng nghề nghiệp – theo đánh giá của nhiều cơ quan sử dụng lao động. Nhà trường đã nhận ra điều này nhưng chưa khắc phục được vì sự hạn hẹp kinh phí. Vì vậy, kính đề nghị Bộ GD & ĐT và Đại học Huế giúp trường một số vấn đề sau:
1- Đầu tư xây dựng 01 Trung tâm Thực hành – Thí nghiệm Công nghệ cao (trên phần đất đã có gần 60 ha) để tăng cường thực hành và chuyển giao các tiến bộ KT cho nông dân, nông nghiệp. Trường đã xây dựng Đề án thành lập Trung tâm, hiện nay đang tìm kiếm nguồn đầu tư để xây dựng trong các năm đến.
2- Trường ĐH Nông Lâm nằm trong Đại học Huế là một đặc thù vì sự khác biệt với các trường khác về Quản lý đào tạo, vì vậy, Nhà trường đề nghị có sự xem xét sự quản lý đặc thù đó. Ví dụ, việc tăng KP từ ngân sách hàng năm cho 1 sinh viên (không lấy hệ số 1 như đã làm, nên lấy hệ số ≥1,5); cho phép được tham gia khâu tuyển sinh tích cực hơn, ưu tiên kinh phí NCKH…
3- Có chính sách khuyến khích tuyển dụng kỹ sư các ngành Nông – Lâm – Ngư và Chế biến nông sản về với các huyện và HTX phục vụ trực tiếp sản xuất cho nông nghiệp – nông thôn.
4- Hiện tại, Trường Đại học Nông Lâm có thu nhập CB-VC& LĐ và chi trả các khoản phúc lợi thuộc nhóm thấp nhất trong Đại học Huế. Cần có chính sách hỗ trợ cho Giáo viên trẻ. Mức lương cho Cán bộ- Giáo viên trẻ (khoảng 1,5-2,0 triệu đồng/ tháng) không bảo đảm cuộc sống cũng như công tác tốt.
5- Hiện tại Trường Đại học Nông Lâm Huế còn khó khăn chưa cân đối được thu – chi, kính đề nghị Đại học Huế và Bộ Giáo dục & Đào tạo hỗ trợ đề bảo đảm được các kế hoạch đào tạo của Nhà trường.