Sáng ngày 18.10.2014, tại nhà đa chức năng, trường Đại học Nông Lâm Huế đã tổ chức “Diễn đàn đối tác hợp tác giữa trường Đại học Nông Lâm Huế và Doanh nghiệp trong đào tạo đại học” (POHE),
PGS.TS. Nguyễn Minh Hiếu – Hiệu trưởng nhà trường phát biểu ý kiến
Với mục tiêu là khuyến khích xây dựng và chia sẻ thực tiễn hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng.
Đến dự với buổi lễ về phía Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT có Ông Nguyễn Văn Đường và Bà Nguyễn Thị Thu Hà đến từ; Đại diện Đại học Huế và Lãnh đạo các trường thành viên Đại học Huế; Ông Đỗ Quang Khiểm – Điều phối viên Viện Happel tại Việt Nam; Về phía nhà trường có sự tham dự của PGS.TS. Nguyễn Minh Hiếu – Hiệu trưởng nhà trường, Ban giám hiệu, Lãnh đạo các phòng, ban và các khoa, các giảng viên tham gia dự án giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp (POHE) cùng các sinh viên được đào tạo theo chương trình POHE; Ngoài ra còn có sự hiện diện của các nhà doanh nghiệp hợp tác với nhà trường; cùng đại diện các cơ quan truyền thông…
Dự án Phát triển giáo dục Đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng ở Việt Nam giai đoạn 2 (POHE 2) hiện nay đang hướng tới mục tiêu nhân rộng khái niệm POHE trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam. Quá trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng (POHE) được vận hành trên nguyên lý “học đi đôi với hành”, “lý luận gắn kiền với thực tiễn”. Vì vậy, hợp tác giữa trường Đại học và doanh nghiệp (UBC) được coi là nhân tố quyết định đến chất lượng của “sản phẩm” đào tạo và giúp đem lại những lợi ích thiết thực cho các bên liên quan và cộng đồng xã hội.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của hợp tác đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp ở trường đại học, Dự án POHE 2 đã thiết kế nhiều hoạt động từ cấp cơ sở đến cấp hệ thống nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ở Việt Nam.
Tại diễn đàn, PGS.TS. Trần Đăng Hòa – Trưởng khoa Nông học đã phân tích các lợi ích từ việc hợp tác với doanh nghiệp: “Nó không chỉ là lợi ích cho trường đại học trong việc phát triển chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp, lợi ích của sinh viên khi được đào tạo gắn kết với thực tế sản xuất, mà còn đem đến lợi ích to lớn cho các bên liên quan khác.”
+ Đối với trường Đại học/cơ sở đào tạo:
– Có thể phát triển chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu của thế giới việc làm.
– Có thể xây dựng được một quy trình đào tạo phù hợp gắn kết với thực tế sản xuất.
– Có thể tận dụng tất cả các cơ sở vật chất và nguồn nhân lực của thế giới việc làm vào trong đào tạo. Được cung cấp cơ sở tham quan, thực tập cho sinh viên thực hành nghề nghiệp của họ.
– Trường đại học sẽ có cơ hội tốt để tiếp cận với các đề tài nghiên cứu khoa học, các chương trình hợp tác.
+ Đối với sinh viên:
– Có thể được tiếp cận với tình huống nghề nghiệp thực tế của sản xuất. Có cơ hội tốt để phát triển kỹ năng nghề nghiệp ngay cả khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
– Dễ dàng kiếm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
– Có thế nhận được các nguồn tài trợ/học bổng cho học tập và nghiên cứu.
– Có thể phát triển kế hoạch bản thân để chuẩn bị tốt cho nghề nghiệp tương lai.
+ Đối với doanh nghiệp:
– Có cơ hội để tiếp nhận nguồn lao động chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thực tế công việc.
– Có thể áp dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả và giảm giá thành sản xuất.- Có thể tận dụng nguồn chất xám từ đội ngũ giảng viên của trường đại học thông qua các chương trình hợp tác.
– Có thể cải tiến quy trình công nghệ, cập nhật các thông tin khoa học.
+ Đối với xã hội:
– Xã hội không bị lãng phí nguồn nhân lực vì sản phẩm đào tạo luôn đáp ứng yêu cầu thực tế sản xuất và được sử dụng mục đích.
– Hiệu quả sản xuất và chất lượng công việc được nâng cao bởi đội ngũ lao động có tay nghề là yếu tố góp phần tạo nên dự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Cũng trong diễn đàn lần này, các đại biểu đã được lắng nghe các bài tham luận về những khó khăn, thuận lợi trong việc áp dụng đào tạo; về sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc đào tạo và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên và được tìm hiểu thêm về việc học tập tại cơ quan/doanh nghiệp dưới góc nhìn của sinh viên POHE. Các bài tham luận cũng đã đưa ra các đề xuất và giải pháp để thúc đẩy và duy trì mối quan hệ lâu dài giữa nhà trường và thế giới việc làm.Bên cạnh đó, các đại biểu còn có thể tham gia thảo luận đánh giá nhằm đi đến thống nhất những cơ chế, chính sách cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy hợp tác bền vững giữa nhà trường và doanh nghiệp trong thời gian tới.Diễn đàn kết thúc vào 17h cùng ngày.
Một số hình ảnh tại diễn đàn:
Toàn cảnh Diễn đàn
PGS.TS. Trần Đăng Hòa – Trưởng khoa Nông trình bày tham luận
“Hợp tác đào tạo giữa khoa Nông học,
trường Đại học Nông Lâm Huế
với các cơ quan doanh nghiệp
Đại diện doanh nghiệp thuyết trình bài tham luận
Đại diện Viện Happel tại Việt Nam giới thiệu quỹ học bổng Happel
Sinh viên tham gia thảo luận