Thủy sản- Ngành học đầy tiềm năng

Với tiềm năng, giá trị kinh tế cũng như tình hình môi trường của ngành Thủy sản, lựa chọn trở thành Kỹ sư ngành thủy sản là một trong những lựa chọn tốt, đầy tiềm năng và có nhiều cơ hội việc làm cho giới trẻ hiện nay khi thị trường lao động đang khan hiếm nguồn nhân lực này.

Với mục tiêu mà chính phủ đã đặt ra là đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản đến năm 2020 đạt 10 tỉ đô la Mỹ thì ngành Thủy sản đang đứng trước những cơ hội và tiềm năng rất lớn. Tuy nhiên, muốn ngành này phát triển một cách bền vững thì cần phải có nguồn nhân lực có chất lượng để áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến và kiểm soát dịch bệnh.

Nhân lực ngành Thủy sản – Vì sao “Cung chưa đủ cầu”?

Số lượng chỉ tiêu tuyển dụng của các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Thủy sản năm 2018 đã vượt quá số lượng sinh viên tốt nghiệp của trường Đại học Nông Lâm (ĐHNL), Đại học Huế (ĐHH). Cụ thể, đã có hơn 10 doanh nghiệp với 400 chỉ tiêu tuyển dụng trong khi số lượng sinh viên ra trường của cả 3 ngành đào tạo Thủy sản chỉ khoảng 300 sinh viên. Như vậy, trong một vài năm tới, nguồn nhân lực vẫn tiếp tục cần được bổ sung để đáp ứng sự phát triển mạnh mẽ của ngành.

Theo tinh thần quyết định số 10/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, ngành thủy sản cần “Tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho tất cả các lĩnh vực ngành thuỷ sản, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao….”, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển thuỷ sản bền vững trước thực trạng dịch bệnh trên động vật thuỷ sản ngày càng gia tăng. Điều này cần có nguồn nhân lực có chuyên môn để giúp Nhà nước,  người nuôi quản lý và khống chế dịch bệnh.

Các ngành thuộc lĩnh vực thủy sản nhà trường đang đào tạo

Khoa Thuỷ sản, trường ĐHNL, ĐHH bắt đầu đào tạo ngành thủy sản từ năm 1994, đến nay Khoa đào tạo 3 ngành học bậc đại học:

Riêng ngành Nuôi trồng thủy sản, Khoa còn đào tạo bậc Cao học và Tiến sĩ.

Sau nhiều năm tập trung đào tạo, đến nay nguồn nhân lực của Khoa Thuỷ sản đã có 100% cán bộ giảng dạy có trình độ sau đại học được đào tạo từ Việt Nam và các nước phát triển trên thế giới như Vương quốc Anh, Nhật Bản, Bỉ, Australia, New Zealand…; hiện nay đội ngũ của Khoa đã có 4 Phó giáo sư, 11 Tiến sĩ và 8 nghiên cứu sinh. Hệ thống phòng thí nghiệm thuỷ sản tại khoa được xây dựng, phát triển, và trang bị những trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu giảng dạy,  nghiên cứu của giáo viên, học viên cao học và sinh viên các ngành Nuôi trồng thủy sản, Bệnh học thuỷ sản và Quản lý thủy sản. Ngoài ra, Khoa còn có Trung tâm thực hành Phú Thuận với hệ thống sinh sản nhân tạo và ương nuôi thủy hải sản giúp sinh viên có khả năng tiếp cận thực tế tốt hơn.

Chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm và chất lượng đào tạo như thế nào?

Khoa Thuỷ sản với chỉ tiêu 300 sinh viên/năm nhằm đào tạo kỹ sư cho các cơ quan quản lý nhà nước như: Chi cục Thuỷ sản, Chi cục Thú y, các Công ty giống, các Công ty thuốc thú y thủy sản, các khu bảo tồn biển… cũng như các cơ quan, công ty Nuôi trồng, dịch vụ thức ăn, thuốc thú y thủy sản cho cả nước. Cả 3 chương trình đào tạo ngành thuỷ sản với chương trình đào tạo hợp lý kết hợp hài hoà giữa kỹ thuật nuôi và quản lý dịch bệnh, với cơ hội việc làm phong phú đang trở thành ngành học đầy hứa hẹn cho sinh viên ngành thuỷ sản của trường.

Thông tin về chỉ tiêu tuyển sinh và hình thức xét tuyển

Trong chương trình học của sinh viên ngành Thủy sản ngoài giảng dạy lý thuyết trên giảng đường, sinh viên sẽ được học tập nâng cao tay nghề, rèn luyện các kỹ năng về ngành nghề thông qua các đợt thực tế, dã ngoại, thực hành thực tập đặc biệt là quá trình liên kết đào tạo với các doanh nghiệp. Thông qua các hoạt động này, sinh viên sẽ được nâng cao các kỹ năng về ngành thuỷ sản cũng như các kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình… và sẽ là hành trang cho sinh viên khi vào đời.

Cơ sở vật chất và môi trường học tập nâng cao chất lượng đào tạo

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước:

– Trong các cơ quan quản lý thủy sản từ Trung ương đến địa phương có liên quan đến lĩnh vực thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Các cơ quan quản lý thú y thủy sản từ cấp Bộ, tỉnh, huyện và cấp xã).

– Trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến thủy sản gồm các công ty Nuôi trồng, dịch vụ thức ăn, thuốc thú y thủy sản.

– Trong các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, dạy nghề, các cơ sở nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật chuyên ngành.

– Làm chủ các doanh nghiệp về tư vấn, quản lý Nuôi trồng thủy sản, bệnh thủy sản, quản lý sức khỏe động vật thủy sản, quản lý thức ăn, thuốc thú y thủy sản.